Màu vàng đỏ lại chợt hiện.
Màu vàng đỏ chợt lóe lên, phá tan khí đen chui vào.
Hắc Quang Thượng Nhân vừa nhìn thấy màu vàng đỏ, liền biết Kim Hồng kiếm thành danh của Phương đại hiệp đã rời khỏi vỏ, lòng biết không ổn, tâm biết không hay.
Kim Hồng kiếm này vốn là thần binh lợi khí của Cuồng Hiệp họ Tống độc chiến thiên hạ. Nhớ năm xưa, Cuồng Hiệp dùng một thanh Kim Hồng kiếm dựng nên sự nghiệp long trời lở đất, quỷ thần lui tránh. Tư thái oai hùng bách chiến bách thắng, giết chết không tha, tất cả đều truyền vào trong ánh sáng phong hoa của một kiếm này. Sau đó thanh danh kiếm phi phàm này rơi vào tay Phương cự hiệp. Phương cự hiệp vốn là một nhân sĩ võ lâm vô danh, từ trong nghịch cảnh chiến đấu bất khuất, từ trong khó khăn phấn đấu hăng hái, cuối cùng từ trong nguy hiểm và đấu tranh giành được tiếng tăm cái thế, binh khí sử dụng vẫn là thanh kiếm này. Nói cách khác, hai tuyệt thế hào hiệp lừng lẫy xưa nay đều dựa vào thanh bảo kiếm này đánh ra giang sơn, giết ra thiên hạ.
Có một đoạn thời gian không xem là ngắn, thanh kiếm này chẳng những đại biểu cho kiên cường bất khuất của Tống Cuồng Hiệp, cũng đại biểu cho khí khái kiệt xuất của Phương cự hiệp, càng tượng trưng cho chính nghĩa võ lâm và truyền kỳ giang hồ.
Thanh Kim Hồng kiếm này đã trở thành biểu tượng của thế giới võ lâm.
Huống hồ thanh kiếm này ở trong tay Tống Cuồng Hiệp và Phương cự hiệp, không biết đã tham dự bao nhiêu chiến dịch, giết chết bao nhiêu giặc cướp đại địch, chẳng những có uy nghiêm sát khí, còn phát ra một loại nhuệ khí và đấu chí không thể đối mặt.
Phương cự hiệp vốn đã chôn kiếm này cùng với sư mẫu của y, nhưng sau đó bởi vì giặc ngoại xâm phạm, nhiều lần cướp bóc biên cương, bách tính thống khổ van xin, chịu đủ chiến tranh giày xéo, Phương cự hiệp quyết định dẫn võ lâm đồng đạo liên kết kháng địch, thê tử của y là Vãn Y không tiếc tế mộ cầu xin, đào kiếm trả chồng, muốn Phương cự hiệp dùng thần binh này vì nước giết địch, vì dân trừ hại, do đó Kim Hồng kiếm mới có thể tái hiện giang hồ.
Tà ác võ lâm, yêu mị giang hồ, thấy kiếm như thấy trời phạt, nơi Kim Hồng đến, nghe tin tháo chạy.
Chiêm Biệt Dã bất ngờ dùng “Hắc Thủ”, vốn định giết chết cự hiệp trước khi y kịp rút kiếm ra.
Một khi rút kiếm, e rằng không thể giết được nữa.
Lỡ may không ổn, có lẽ mình còn không chạy được.
Cho nên hắn vừa thấy Kim Hồng liền kinh hoàng lúng túng, lập tức thu lại tất cả “Hắc Quang đại pháp”, đổi công thành thủ, bảo vệ chỗ hiểm chạy đi.
Nhưng tại khoảnh khắc này, hắn lại phát hiện vài chuyện.
Thứ nhất, Phương Ứng Khán đang ở phía sau hắn. Chẳng những ở phía sau, hơn nữa còn cách hắn rất gần, rất kỳ dị, đồng thời cũng rất chết người.
Hắn đang có đại địch trước mặt, không thể chú ý đến phía sau.
Phương cự hiệp đương nhiên là “đại địch”, bất kể là ai muốn giao thủ với y, nhất định đều xem y là đại địch số một. Bởi vì chỉ cần có thể đối địch với y, cũng giống như một chuyện vinh quang nhất của người trong võ lâm.
Ngay cả với năng lực của Hắc Quang Thượng Nhân, ở trước mặt đại địch như vậy cũng không thể nhìn trước ngó sau, phòng bị chu đáo.
Cho nên Phương tiểu hầu gia ở phía sau hắn, một khi hắn lui lại, nếu Phương Ứng Khán đột nhiên ra tay, e rằng hắn rất khó đỡ được một kích này.
Ở nơi này ngoại trừ cự hiệp, có lẽ Phương Ứng Khán là đối thủ sâu không lường được nhất.
Phương Ứng Khán liệu có ra tay với hắn không?
Hắn không biết.
Nếu Phương cự hiệp tấn công hắn, còn Phương tiểu hầu gia lại ở sau lưng xuất thủ, chỉ sợ hắn khó thoát khỏi kiếp này.
Nếu đã như vậy, không bằng chiến một trận.
Mạnh tay chiến một trận, có lẽ sẽ sống, thậm chí có thể lập công.
Thứ hai, thanh Kim Hồng kiếm kia nhìn như bắn ra tinh hoa, không ai có thể chống cự, nhưng hậu kình của nó lại phập phù, nhấp nhô vô định.
Chuyện này có vẻ kỳ quái.
Một kiếm này giống như mặt trời mới lên, nhưng theo đó lại giống như nỏ mạnh hết đà.
Với công lực thâm hậu của cự hiệp, sao lại như vậy?
Chẳng lẽ… kịp thời phát tác?
Cùng lúc đó, Chiêm Biệt Dã còn phát hiện một món binh khí mạnh mẽ khác ngoài Kim Hồng kiếm.
Côn.
Một côn chỉ trời này đột nhiên từ nhỏ hóa lớn, xé gió gào thét, đập xuống chùm khí đen phía sau Kim Hồng.
Chủ nhân của Kim Hồng kiếm là cự hiệp.
Nơi mũi kiếm chỉ đến, đương nhiên là kẻ địch của cự hiệp.
Phía sau Kim Hồng, dĩ nhiên là cự hiệp đang dùng kiếm.
Cây côn kia vừa xuất hiện, như rắn lượn rồng bay, sấm nổ chớp giật, xen lẫn tiếng sư tử gầm, hổ gào, sói rú, ưng kêu, đồng thời thân côn không ngừng tung bay, vặn vẹo, rung giật, bật ra, giống như Ma Tôn phụ thể giáng thế trên cây côn thống khổ, dùng tư thế toàn diện, toàn lực, toàn thắng quét về phía sau Kim Hồng.
Đó là “Triều Thiên Nhất Côn”.
Mễ Thương Khung đã ra tay.
Mễ Hữu Kiều đã thi triển một côn trong “Tứ Đại Giai Hung”, đánh vào Phương cự hiệp.
Kiếm thế bỗng nhiên suy yếu.
Kim Hồng kiếm không ra giang hồ đã lâu, há có thể vừa xuất hiện trong võ lâm đã tỏ ra yếu thế?
Ánh sáng đen bao trùm, không khí đen hỗn loạn.
Chiêm Biệt Dã giữa tiến thoái đưa ra lựa chọn, giữa sinh tử làm ra quyết đoán.
Côn như Thiên Ma, dời núi lấp biển, phá trận phá thế, phá không phá nát, phá hung phá sát, phá trời phá vách đập đến.
Mễ Thương Khung lâu ngày không ra mặt, luôn cao thâm khó lường, lúc này lại đột nhiên ra tay.
Kim Hồng kiếm, ánh sáng đen, côn thống khổ rít gào, hình thành một cảnh tượng kinh hãi thú vị bên ngoài Tống Tử phong, phía trước Chiết Hồng phong, trên đỉnh Thục sơn.
Tags: Tác giả Ôn Thụy An, Truyện cổ trang, Truyện kiếm hiệp, Truyện Trung Quốc, Truyện võ hiệp, Tuyển tập Luận Anh Hùng hệ liệt