Trung đoàn 183 (thuộc sư 322, quân đoàn 26) chúng tôi đóng ở Ngân Sơn, thực chất là tuyến 2 của phòng tuyến Cao Bằng, nghĩa là, nếu tuyến Cao Bằng xảy ra chiến sự, chỗ nào thủng cần chi viện thì lính Ngân Sơn sẽ xông lên.
Tuy nhiên phòng tuyến Cao Bằng, sau năm 1979, khá yên ắng. Lính ở Ngân Sơn giống như lính thời bình, một năm có hai mùa, mùa khô thì huấn luyện chiến đấu, mùa mưa thì xây dựng doanh trại. Thời gian rỗi thì lính tráng gây gổ đánh nhau, hoặc ra quốc lộ chặn xe tải đoàn 10 Thái Nguyên cướp tiền, thuốc lá, hoặc vào bản người Tày, người Mán trong rừng ăn cắp gà, lợn, nhổ trộm sắn, ngô nếp… về ăn đỡ đói.
Cùng là tuyến biên giới nhưng bên Hà Giang vẫn đì đùng suốt. Năm 1983 bên Hà Giang đánh nhau to, lính chết nhiều. Có tin lính Ngân Sơn sẽ phải chi viện sang Hà Giang.
Mấy thằng lính Hà nội (thường gọi tắt là lính Hà) chúng tôi lo lắng lắm, suốt ngày túm tụm bàn tán.
• Sang Hà Giang thì cầm chắc là chết – Thằng Tuấn bột nêu ý kiến – Hay tuột xích mẹ nó đi! (Tuột xích tức đảo ngũ)
• Tuột xích à? Đéo ổn! – Thằng Hải xồm đăm chiêu – Ông bô tao là đảng viên, lại là cán bộ phường, tao mà tuột xích thì mặt mũi ông bổ để vào đâu, ông ấy chết vì nhục nhã mất!
• Tuột thì cũng bị tóm lại, vào nhà tù quân đội, lao động cải tạo một thời gian rồi tống trở lại quân ngũ, lúc ấy sẽ được biên chế vào đơn vị kỷ luật, thu dung, chứ có thoát được đéo đâu! – Thành vén nhận xét.
• Thì thoát vụ Hà Giang này đã, lính kỷ luật hay thu dung thì sao, miễn không chết là được! – Tuấn bột vẫn bảo vệ ý kiến.
Tôi nín thinh lắng nghe các ý kiến, vẻ suy tính, nhưng thực ra tôi nghiêng về ý kiến thằng Hải xồm. Nếu tuột xích, tôi không chỉ bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ, chị em trong nhà, mà cả họ hàng nội ngoại cũng sẽ rất xấu hổ vì có thằng cháu là bộ đội đảo ngũ.
Tôi quyết định phát biểu:
• Chúng mày tính thế nào thì tùy, mỗi thằng một hoàn cảnh, riêng nhà tao thì đéo tuột được! Tuột tức là làm nhục bố mẹ, anh chị em và cả dòng họ nữa. Đi Hà Giang thì đi, chết thì thôi! Tao chỉ tiếc một việc, nói ra hơi xấu hổ, tao chưa biết mùi đời thế nào! Có lẽ tao sẽ bùng về nhà ít hôm…
• Tao cũng thế, chưa biết mùi đời là gì… – Tuấn bột rụt rè…
Cả đám quay sang nhìn tôi với Tuấn bột, cái nhìn đầy ái ngại, thông cảm, pha chút thương hại.
“Mùi đời” tức là mùi vị đàn bà, ý nói chưa giao hợp với phụ nữ lần nào.
Thời đó, việc giao hợp rất quan trọng. Phải chính thức là vợ chồng mới được giao hợp. Nhiều cặp đôi yêu nhau, tìm hiểu nhau tới ba bốn năm, nhưng đêm tân hôn mới giao hợp lần đầu, đúng nghĩa là tân hôn, thật thiêng liêng trang trọng quá đy!
Khác bây giờ, học sinh 14, 15 tuổi dắt tay nhau vào nhà nghỉ giao hợp để làm quen là chuyện bình thường.
Không phải chỉ vì đạo đức thời đó vẫn còn ràng buộc người ta, mà điều kiện khách quan cũng không cho phép. Thời đó, một cặp đôi yêu nhau, đến mức đã đưa nhau về ra mắt gia đình cha mẹ họ hàng hai bên, sau đó đi lại như người nhà, thì cầm chắc là cưới nhau rồi. Nhiều đôi cũng muốn giao hợp nhau lắm, nhưng giao hợp chỗ nào?
Căn hộ chừng 30 mét vuông, bao gồm chỗ ăn chỗ ngủ chỗ ỉa đái, tắm rửa, chứa ít nhất năm bảy mạng người. Vào nhà nào cũng lổm ngổm người đầy nhà, lấy đâu chỗ mà giao hợp hỡi ôi! Thôi thì cố đợi cưới xong còn được iu tiên căng cái ri đô.
Thường các cặp đôi không nhịn được mà giao hợp vụng trộm hay kéo nhau ra công viên hoặc bên đường phố vắng nào đó. Nàng sẽ tựa lưng vào gốc cây, quần tụt một ống – thời đó chị em mặc quàn lồng chun, tụt cũng dễ – Chàng thì đơn giản là bật khuya cửa quần ra, thế là dũi lấy dũi để chừng 2 phút là xong.
Nhưng ân ái kiểu này, thường chỉ có những cặp đôi tương đối bản lĩnh, chứ những cặp hiền lành, ngoan ngoãn thì cho thêm tiền cũng chả dám, bởi công viên thì có bảo vệ công viên, phố xá có người qua lại, họ có quyền tóm cổ cả chàng và nàng. Nếu là giao hợp trước hôn nhân là vi phạm đạo đức, mà giao hợp ngoài hôn nhân thì vi phạm pháp luật.
Bởi vậy, việc giao hợp gốc cây phải tiến hành thật nhanh, nhanh như ăn trộm ấy, dũi thật lực vài nhát xong, nàng kéo quần, chàng cài khuy, rồi biến.
Ân ái là điều đẹp đẽ thiêng liêng nhất của tình yêu đôi lứa mà phải làm như đi ăn trộm thì hỡi ôi còn gì đẹp đẽ nữa hở ông giời!
Trong hoàn cảnh đạo đức cũng như điều kiện vật chất thời đó như vậy, việc thanh niên tuổi 19, 20 như tôi và Tuấn Bột vẫn còn trong trắng, không phải chuyện hiếm.
Tất nhiên, chính vì tính chất nghiêm trọng của việc giao hợp, cũng như điều kiện khó khăn thời đó, nên thanh niên cùng lứa, thằng nào đã biết mùi đời, thường là rất sành sỏi, người lớn, từng trải hơn hẳn những đứa khác, và chúng cũng đắc ý vì điều đó.
Bây giờ anh nào 19, 20 tuổi mới đi khoe mình vừa giao hợp lần đầu, chắc lũ bạn cười cho thối mũi.
Quay lại với câu chuyện của toán lính Hà nội chúng tôi.
Sau khi nghe tôi và Tuấn bột thú nhận rằng mình chưa biết mùi đời. Đám thằng Hải “Xồm”, Thành “Vén”, Cường “hai bê”… toàn dân ngõ Chợ Khâm Thiên ăn chơi bụi bậm khét mù, đều nhìn chúng tôi vẻ ái ngại.
Thành Vén tuyên bố:
– Thôi được! Hai thằng Hùng với Tuấn bột chưa biết mùi đời, mà phải đi Hà Giang oánh nhau chết thì phí quá! Tao nhất trí chỉ bùng về chục ngày, bắt cho chúng nó con bớp, cho chúng nó biết mùi đời, rồi quay lên đi Hà Giang.
Thời đó, chị em công tác ở ngành phò vẫn còn được gọi là bớp.
Ngày nay, nếu muốn đi chơi gái, thường nói là đi ” đá phò” thì hồi ấy gọi là đi ” bắt bớp”. Tại sao gọi là ” bớp” thì tôi chịu.
Và ngay hôm sau, toán lính Hà chúng tôi, gồm 5 thằng, đã trốn đơn vị về Hà nội.
Lính bỏ trốn khỏi đơn vị, sau một tháng không trở lại, chỉ huy đơn vị mới thông báo chính thức về địa phương, rằng lính đó đã đào ngũ.
Chúng tôi chỉ trốn về chừng chục ngày, rồi quay lại, chấp nhận “nằm hầm” (tức nhà giam trung đoàn) và cải tạo lao động chừng một tháng là xong, còn nếu lên mà đúng dịp đi oánh nhau thì he he… kỷ luật xí xóa luôn.