Ngày chưa yêu, mình chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện gia đình, chuyện vợ chồng. Tối ngày chỉ quanh quẩn mấy việc học hành game gủng, giúp mẹ xách nước tưới cây, cầm chổi lau nhà. Nhưng kể từ khi yêu Vi, mình đã biết để ý tới những tấm poster quảng cáo bán căn hộ chung cư người ta dán lên tường, lên trạm xe bus, người ta phát tờ rơi khắp đường. Đôi khi mình cũng nhặt một vài tấm hình về nhà xem. Tối ăn cơm xong vào bàn học ngắm nghía. Rồi ước mình đủ tiền mua một ăn hộ như thế, cưới Vi về, chăm sóc Vi hằng ngày. Mình vẫn hay tâm sự với thằng Hưng những ước mơ nhỏ nhặt ấy, à mà không, ước mơ to chứ. Nhưng thằng Hưng thì chưa đến lúc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ như mình. Nên nó vẫn cười hô hố và sáng hôm sau bảo mấy thằng bạn cùng lớp thằng mình chuẩn bị đi du học Lào chuyên ngành CVTC (chăm vợ thương con). Thằng chó! Thôi thì mình kệ mẹ nó. Từ đó mình không còn tâm sự với nó vấn đề này bao giờ nữa. Chỉ lẳng lặng cầm những tờ rơi quảng cáo về gấp lại để trong ngăn bàn cùng với những dây nắp chai. Đợi chờ đến ngày đủ sức thực hiện ước mơ mà mình ấp ủ.
…
Chiều hôm ấy nắng to vỡ đầu nên mình không dắt em đi chơi nữa. Từ hôm về em chạy nhảy nhiều quá, hai đầu ngón chân cái sưng vù lên. Mình vừa nắn dầu cho em vừa quát, để rồi hai đứa lại chửi nhau cãi nhau ầm ĩ váng nhà. Theo lịch thì nay mình đã về lại thành phố rồi, nhưng do Vi năn nỉ ở lại vì sáng mai dưới xã có họp mặt giảng hòa cho bố mẹ hai đứa Hải Li. Vi muốn nán lại xem kết quả ra sao. Mình lại chiều em. Do thương em ở đâu cũng bị bắt nạt, nên lúc nào em muốn gì mình cũng đáp ứng. Bọn bạn bảo chiều thế sẽ sinh hư, nhưng may mà Vi là người biết trên dưới trước sau nên mình cũng chẳng phải lo lắng gì nhiều.
Mình thích nhất những buổi trưa hè ở quê, mình nằm ôm em ngủ. Vi hay thủ thỉ với mình là:
– Mai này nếu em có già và xấu xí đi thì Hoàng có chán em không?
– Không chán!
– Nếu em là một bà vợ khó tính và hay nhăn trán thì sao?
– Thì anh sẽ luôn nghe lời và vuốt cho trán Vi phẳng ra.
– Em hay cáu gắt và càu nhàu vô lý?
– Anh sẽ lẳng lặng tránh đi chỗ khác.
– Em đánh con anh?
– Anh sẽ đánh chồng Vi. Hihi.
– Ha ha, Hoàng nhớ nhé? Thế thì sau này em sẽ đánh con thật lực.
– Ê Vi mấc zậy thế?
– Em mấc zậy thế đó. Hoàng giữ lời hứa nha. Ai không giữ lời hứa là con chó =))
Nói xong Vi lại cười khúc khích rồi tìm vai mình để… cắn. Ờ mà mình thấy con gái thích cắn người yêu lắm nhá. Có lần mình sang nhà thằng Hưng chơi, trời nóng mà không dám cởi áo do vai mình toàn vết răng của Vi, nhưng quay ra thì thấy vai thằng Hưng cũng… chi chít vết răng. Ngẫm thấy câu “vũ khí lợi hại nhất của đàn bà là răng và móng vuốt” cũng thấy đúng đúng.
Bà về nhà vào lúc chiều tối, khi mình đã dậy quét sân còn Vi vẫn nằm lăn quay ra ngủ. Bà vào nhà để đồ rồi ra hiên ngồi mắng mình…
– Em ngủ mà không mắc màn để muỗi đốt đỏ hết mặt em thế hả con?
Nghe câu ấy sao mình thấy yêu bà thế. Thầm cảm ơn bà vì bà đã coi Vi như một người thân trong gia đình. Mình quẳng chổi vào góc hiên rồi ra chỗ bà làm trò.
– Bà ơi muỗi đốt sưng hết mông Hoàng.
– Cha tiên sư thằng cu khỉ. Nằm cạnh con gái mà cởi truồng đi ngủ hả.
– Ơ không phải. Bà chẳng hiểu gì cả.
– Thế sao muỗi lại đốt mông, quần thủng đít phỏng?
Bà cười khanh khách. Cái răng cửa đã lung lay của bà cứ phập phồng trên môi. Gió mát từ vườn thổi vào làm bay bay mấy lọn tóc trượt ra khỏi khăn quấn trên đầu bà. Lúc ấy mình chợt thấy tiếng cười của người già đôi khi cũng hồn nhiên như của trẻ thơ. Nắn nắn đôi tay chỉ còn xương bọc trong da, mình lại gục vào đầu bà tìm về những ký ức thuở nhỏ.
Mọi thứ bình yên cho đến tối thì có một chuyện khủng khiếρ xảy ra với mình. Ăn cơm tối xong, định rủ Vi đi chơi thì nhớ lời thằng Học dặn dò buổi sáng là tối không được cho Vi ra ngoài đường, mình bảo Vi ở nhà chơi với bà. Ra đến sân quay lại thấy mặt em buồn thiu nhưng phải chịu. Bọn đầu gấu ở quê nguy hiểm lắm. Nhất là những thằng vừa liều vừa dê cụ. Tưởng thế là ngon, ai ngờ vừa bước ra cổng, đi được một vài bước thì mình vị túm ngay gáy áo ép vào tường. Lúc đầu nghĩ đơn giản là bọn thằng Học bày trò, sau định thần nhìn kỹ lại mới nhận ra bọn đầu trâu mặt ngựa mà Vi mới gây hấn buổi sáng. Thằng to con nhất dí sát mặt mình thì thầm. Mồm nó thối như nửa năm ăn cứt mà không đánh răng:
– Bây giờ mày gọi con nhỏ va phải tao sáng nay ra đây không tao giết.
– Bố đéo, dm thích giết thì giết.
Nói xong mình sợ dựng tóc gáy. Chỉ sợ chúng nó giết thật. Mấy thằng nhìn nhau cười khẩy. Hỏi lại mình lần nữa…
– Thế mày có gọi không hay thích nếm mùi?
– Dm lũ chó.
Giơ chân đạp được một thằng ra thì mình bị thằng chó mồm thối kia tát cho một phát nổ đom đóm mắt luôn. Choáng hết cả váng. Lúc này mình mới cảm thấy sợ thực sự vì biết chúng nó không dọa mà sẽ làm thật. Nghĩ đến cảnh chúng nó lôi Vi vào bụi hành xử rồi lôi mình quẳng xuống sông mà mình muốn khóc quá. Một mình mình không sao chống cự lại được. Ngu! Không hiểu mò ra đường làm gì để giờ lâm nạn thế này.
Mấy thằng chó vẫn cậy mồm bắt mình gọi Vi ra cổng. Mình nhất quyết không. Cứ thằng nào thò tay lên gần mặt là mình sẵn sàng cắn. Lúc sau tức quá không làm gì được, một thằng gằn giọng:
– Mày nới lỏng thắt lưng nó ra cho tao!
Hãi hùng luôn. Nó thò tay vào quần lần mò rồi bóp mạnh làm mình rú lên vì đau. Lũ khốn nạn, mất dậy. Chảy nước mắt. Nỗi đau đớn này ai là đàn ông thì hiểu giúp mình. Lúc ấy chỉ biết co người lại cho đỡ cơn đau chứ đầu không nghĩ được gì thêm. Thằng to con nhất (mình nhớ nó tên Hảo thì phải) lại ghé vào tai thì thầm:
– Thế mày định sao? Muốn tiếp không?
– Bố làm gì chúng mày mà chúng mày phải thế? Tao trả tiền mày được không?
– Bọn tao đéo thiếu tiền, chỉ thiếu gái xinh thôi.
– Dm lũ bệnh hoạn, biến thái.
Nói thật chứ cái lũ mất nhân tính này chỉ có thể xử bằng bạo lực thôi. Lằng nhằng nói văn vẻ công lý với chúng nó chỉ tốn calo. Nhưng mình bé tẹo mà chỉ có một mình không thể nào chống trọi lại được. Hét lên gọi ứng cứu thì chúng nó khiêng mình chạy ra chỗ vắng người xử lý ngay. Lúc ấy sao mình thấy có người yêu xinh đôi khi cũng nguy hiểm thế. Thà Vi cứ lác lác hay vẩu vẩu tí có phải yên bình không. Không muốn bị bóp chim lần nữa, mình cố hết sức giãy giụa rồi đạp lia lịa, xong rồi muốn thế nào thì thế. Sống chết thì cũng có số. Thôi thì mặc cho số phận đưa đẩy. Thằng khốn nạn giật chân thụi cho mình thêm một phát vào bụng làm mình gập người co quắp ngã xuống đường vì đau. Nhớ đến vụ bị tay chân chú Tùng đánh thế. Nhưng lần này không có thằng Hưng rồi. Chẳng có ai cứu mình rồi.
Đang tuyệt vọng thì nghe thấy tiếng bộp bộp bộp liên hồi, rồi tiếng hét của lũ trẻ ầm ỹ lên.
– Bác Hào ơi bọn thằng Hảo ngoài thị xã ở đây này.
– Chúng nó đang đánh nhau bác Hào ơi.
– Có cả thằng Hà cháu bác này.
Mình nằm im re không biết phải làm gì, thấy nước ở đâu cứ bắn tung tóe lên người mình. Lũ thằng Hảo gầm gừ trong cổ họng dọa sẽ quay lại tính sổ rồi chạy biến, chỉ còn lại mình vẫn nằm co ro vì vừa đau chim vừa đau bụng. Lũ trẻ từ trong bờ ào ùa ra hỏi mình lia lịa. Thằng Học nhảy từ trên tường xuống lôi mình dậy, vừa phủi quần áo vừa chửi:
– Dm mới ăn cơm xong đéo biết nó mò ra đường làm cái gì. Chúng nó rình mày từ chiều rồi.
– Tao biết đâu, định sang nhà mày chơi.
– Chơi cái bòi. Ham vui cho lắm vào. Đi ra chỗ kia sáng sáng bố xem có sao không nào?
Ngó qua lại thấy quanh chỗ mình, túi bóng rải đầy dưới chân, nước niếc ướt hết mặt đường. Lững thững đi theo bọn trẻ. Vừa đi vừa hỏi:
– Chúng mày vừa làm cái gì thế? Mà sao tao cứ khai khai mày ạ.
– Bọn tao đái vào túi bóng rồi ném chúng nó ấy mà. Ha ha, lâu lắm mới được chơi vui như thế.
Dm lũ trẻ. Ném cả vào người mình khai mù lên. Nay lại ăn cá nên nước tiểu cứ tanh tanh.
– Chúng mày chơi bẩn vừa chứ hại cả bố mày.
– Bẩn cứt, lúc ấy mày đang bị đánh chả nhẽ bọn tao còn đi về ra bơm nước giếng à?
– Dm đéo biết, bỏ tay tao ra.
– Ngồi xuống đây cởi áo bố xem nào.
Không đợi mình đồng ý, thằng Biên với thằng Đạo lột áo mình ra luôn. Vai mình tím chi chit những vết Vi cắn mà chúng nó tưởng của bọn thằng Hảo. Cả lũ đứng xì xào “thế đéo nào mà mấy thằng đấy lại cắn thằng Hoàng nhỉ? Lên cơn dại à?”. Còn lại thì sườn mình hơi đỏ, chưa có vết bầm, vết thương ở chim thì do xấu hổ quá nên không dám nói chứ thực ra chỗ đó mới là trọng thương, huhu. Hại mình cả tuần sau đấy đi tè mà phải rón rén nhẹ nhàng vì đau.
Do khai quá nên cả lũ rủ mình ra sông tắm. Vừa tắm vừa nhắc nhở mình cẩn thận cho đến ngày về lại thành phố. Mình trải qua nạn vừa rồi cũng hốt, mai có thằng bạn nào gọi mới dám ra đường. Những vết đau chìm sâu trong dòng nước mát lịm. Chuyện gây gổ đó xảy ra khiến mình hiểu được rằng sẽ chẳng có nơi nào bình yên nếu xuất hiện những loại súc vật khốn nạn như bọn ngoài thị xã. Chỉ tức là không được đạp một phát bẹp chim nó để trả thù.
Tối hôm ấy còn xảy ra một chuyện nữa khá là bi hài. Đó là lúc đi tắm về, bọn mình gặp thằng Mạnh Đồng đang ngồi thu lu ở góc nhà kho, cạnh cái máy sát gạo. Chỉ một mình nó thôi nên mình chẳng sợ. Tiến đến hỏi nó làm sao. Nó nhìn mình ngạc nhiên:
– Ô thế mày chưa chết à?
– Mày tưởng giết người dễ lắm ấy, đạp một phát sao tao chết được? Mày ngồi đây làm cái gì? Không sợ thanh niên làng tao đi qua đánh à?
– Ôi zời sợ đếch gì. Tao vừa bị bố tao dần cho nhừ tử phải chạy trốn qua đây đây.
Nói xong nó vành tay lên cho bọn mình xem, toàn vết roi mây hằn đỏ tía. Khiếρ sao người ta lại đánh con dã man đến tội nghiệp thế này.
– Thế mày làm cái gì mà lại bị thế?
– Làm gì đâu. Tao ăn trộm của mẹ tao ít tiền thôi. Thế mà mẹ tao bắt tao ăn cứt bò. Vãi cả mẹ.
=)) Cả lũ bọn mình lăn ra cười vì giọng kể ngây ngô của thằng Mạnh. Thằng Học còn hỏi đểu:
– Thế mày đã ăn miếng cứt bò nào chưa? Tao thấy mồm mày đen đen…
– Mẹ mày bố đang đói rã ra đây còn trêu.
Trông nó khổ quá, bọn mình nháy nhau chạy về nhà lấy cho nó bát cơm cháy cá kho. Nó ăn như lợn bị bỏ đói mấy ngày, nhồm nhoàm hết một bát oto cơm mà vẫn kêu thèm.
– Ôi tao toàn ăn cơm sườn mà đéo ngon bằng cơm cá.
– Cơm nhà giàu bọn mày nhạt lắm, làm sao đậm bằng cơm nhà nghèo bọn tao…
– Ờ…
Thằng Mạnh ờ bâng quơ rồi ngồi đần ra nghĩ ngợi. Lúc này lại thấy nó gần gũi thân quen như chơi đã lâu ngày chứ không ghét như hôm bị chúng nó đánh. Thế là bọn mình ngồi tụ tập với nhau, kể cho nhau nghe mấy chuyện vừa xảy ra. Thằng Mạnh cũng chẳng sung sướng gì. Bố mẹ nó suốt ngày cãi nhau về tiền bạc, để nó vật vờ cả ngày với mấy thằng mất dậy ăn chơi trong xóm. Hồi cấp 1 nó học giỏi nhất lớp, rồi mải ăn chơi càng ngày càng ngu đi. Để năm vừa rồi đứng bét lớp. Đến khổ. Cứ có phải giàu là được ăn học tử tế đâu.
Mình ngồi kể nó nghe bọn thằng Hảo vào tận làng bắt nạt mình. Thằng Mạnh vỗ vai cái ĐỐP. Hứa rằng mai sẽ rủ bọn bạn kéo ra thị xã trả thù giúp mình. Mình thì chả mong chém giết đấm đá nhau to đâu, chỉ mong được đạp vào chim thằng Hảo một nhát để trả thù nó vụ trọng thương vừa rồi thôi…
Sáng hôm sau mình thức dậy với những vết đau ê ẩm khắp người. Đã thế vì Vi không biết nên cứ lấy tay chọc chọc vào sườn mình rồi cù léc làm mình càng thêm phần tê tái. Chỉ còn được ở quê nốt một ngày nữa thôi là mai về thành phố. Nghĩ là thấy chán khi lại sắp phải rơi vào guồng xoáy công việc và áp lực. Mình thấy mình như Chí Phèo, ai đời một thằng con trai mà cứ chỉ có mơ ước chồng đi cày, vợ ở nhà dệt vài, hai vợ chồng sống hạnh phúc bên nhau trọn đời cơ chứ? Phải lao vào cơn lốc mà lôi về những giá trị thật mà cuộc sống dành tặng riêng cho mình thôi. Bình yên mãi dễ sinh ra nhàm chán. Mà cũng phải về thành phố thật. Ở đây bị bóp chim lần nữa thì tuyệt nòi giống mất, mình là con một!
Mình ngồi chơi với bà và Vi cho đến giữa buổi sáng thì nghe thấy tiếng tắc kè ngoài cổng. Chạy ra, ngó nghiêng cho chắc, sợ bị gài bẫy. Thằng Học với thằng Mạnh đang đứng nhai sắn dây luộc, thấy mình nó chìa cho mình một khoanh to như con chuột cống rồi ba thằng cùng đứng nhai như ba thằng tâm thần. Mình nhai hết một góc thì lũ trẻ bắt đầu xong việc nhà cửa đồng ruộng và chạy ra tụ họp. Mấy thằng bạn của thằng Mạnh hôm trước đánh nhau với mình cũng đến. Mình hơi hoảng, cả lũ định kéo đi đánh nhau chắc?
– Bọn mày mang tiền như tao bảo không? – Thằng Mạnh hỏi…
Mỗi thằng chìa ra cho thằng Mạnh hai, ba nghìn. Không cần đếm, Mạnh nó cầm cầm rồi vo đút túi luôn. Xong xuôi nó bảo mình:
– Ra thị xã uống nước mía đi!
Mình chả hiểu gì. Thấy dở dở. Tự nhiên sáng gọi mình ra nhai sắn dây rồi lôi cả lũ đi uống nước mía. Thế còn vụ trả thù thì thế nào? Cũng chẳng muốn hỏi, mình đành đi cùng cả bọn. Vừa đi vừa thi nhau đọc thơ.
– Sáng nay bố đi bừa…
Mẹ em đi chăn lừa…
Em thì tháo cánh cửa…
Rồi mang ra ao rửa…
– Con chó nhà em…
Nó thích ăn kem…
Bố mua que kem…
Em ăn nó thèm…
– Thôi bọn mày đừng có đọc nữa người ta nghe thấy người ta cười vào mặt đấy =))
– Kệ mẹ bọn tao. Thằng nào đọc tiếp đi…
– Hoàng bị bóp chim…
Thế mà cứ im…
May chưa cầm kìm…
Kẹp nát mẹ chim…
– Ơ dm sao chúng mày biết?
– Nhìn cái dáng khum khum háng của mày là biết. Với lại bọn thằng Hảo nổi tiếng với trò sờ mông con gái bóp chim con trai. =))
– Dm đau quá, chúng mày có thuốc gì bôi cho đỡ không?
– Bôi cứt trâu đảm bảo khỏi =))
– Mẹ lũ mất dậy.
Chúng nó vừa trêu vừa chạy. Còn mình thì đau chẳng đuổi được. Ức phát khóc. Thằng Mạnh cười cười, sụt sịt mũi bá vai mình thủ thỉ: ‘Yên tâm, sắp trả thù được rồi. Trả thù độc luôn’. Mình cứ ậm ừ. Không biết là nó định bày trò gì. Vừa đi vừa tưởng tượng những cảnh chém giết kinh hoàng như trong phim hành động Mỹ, kết cục là sẽ có mấy cái xác nằm la liệt và những thằng còn sống thì lần lượt được đánh số trong tù.
…
Nhưng cuối cùng thì thằng Mạnh nó trả thù như thế này. Mẹ thằng Hảo có một quán nhỏ bán nước mía dưới thị xã. Cứ tầm gần trưa tan học là thằng Hảo phải ở quán phụ mẹ nó quay nước mía. Thằng giả tạo. Trước mặt mẹ thì ngoan như chó cún. Cả lũ mình ùa vào quán. Thằng bé hơi hốt. Chắc cũng nghĩ bọn mình rủ cả lũ vào đánh nhau. Nhưng bọn mình lịch sự chào hỏi, xếp bàn ngồi rồi gọi mỗi thằng một cốc. Tu một hơi hết, lại gọi lượt hai. Cả bọn vừa nói chuyện vừa ngắm thằng Hảo chạy long tóc đi soạn cốc với đập đá, quay mía cho 2 chục thằng. Vừa làm vừa bị mẹ nó chửi vì chậm chạp. Thằng Mạnh gác chân cười bảo mình.
– Đó, nay nó phải hầu nước mày đó, sướng chưa?
Ờ thì công nhận cũng hả hê phần nào. Mà sao thằng Mạnh nghĩ được kế hay thế? Mình cũng chẳng thích đánh nhau mệt người hại xác. Cứ đánh vào tinh thần này hay hơn. Lũ trẻ bọn mình ngồi uống no nê nước mía. Cạch cốc nhau như uống bia. Kể đủ thứ chuyện, đủ dự định, đủ ước mơ mà từng đứa ấp ủ từ khi bé tí. Xong xuôi, thằng Mạnh gọi thằng Hảo ra trả tiền. Của bọn mình hết gần 80k. Thằng Mạnh đưa cho thằng Hảo một bọc tiền toàn 500đ với 1k, 2k rồi ngồi đợi nó cặm cụi đếm cho đến khi đủ. Thằng Hảo đếm tiền xong, trả lại tiền thừa, thằng Mạnh cầm lại tiền thừa đút túi rồi cả lũ bá vai nhau về.
Lúc này mình mới buồn cười thực sự. Vừa đi vừa nghĩ không biết lúc quay mía thằng Hảo nó có pha nước cống vào cho bọn mình uống không nữa.
– Mày yên tâm, sáng tao cho người chặn nó dọa nó sợ vãi đái rồi. Vừa rồi là xuống dằn mặt với cả cho mày hả dạ thôi. – Thằng Mạnh lại bá vai mình thầm thì. Mình vội đẩy nó ra gắt…
– Mày sì mũi đi cái, cứ thuề luề bẩn quá! Sáng mày dọa gì nó thế?
– Tao cho ba thằng chặn đường nó dọa nếu còn vào làng mày gây sự thì bóp cho xệ chim luôn – Thằng Mạnh vừa vắt mũi vừa nói.
Bọn trẻ lại cười. Mình thì bớt sợ hơn. Giờ cứ nghe đến mấy từ “bóp chim” với “búng chim” là nổi hết da gà. Mình và lũ trẻ ôm nhau đi dưới trời nắng. Có những câu chuyện bâng quơ thôi mà khiến mình nhớ mãi:
– Tuổi thơ có gì hay hả chúng mày?
– Hay chứ! Vì tuổi thơ là được làm trẻ con…
– Ờ, hồi bé tao được bố tao cõng lên vai suốt…
– Còn tao thì coi bố tao là trời. Vì cái gì bố tao cũng có thể làm được. Bật lửa nhà hết ga bố tao còn trèo lên tường châm thuốc lá bằng cầu chì ổ điện cơ mà.
– Tao thì phục mẹ tao, mẹ tao có tài ăn cơm với mắm cả tháng để cho anh em tao ăn cơm với thịt…
– Đó là mẹ thương mày và hy sinh chứ không phải tài…
– Ừ thì giờ lớn mới biết thế…
– Thế mày làm được gì cho mẹ chưa?
– Chưa, toàn làm mẹ tao ức phát rồ lên thôi…
– Thế thì mày là thằng con mất dậy…
– Ừ, có thể thế thật.
– Bố tao làm thợ điện, vì thế mà chẳng bao giờ nhà tao phải nộp tiền điện. Tao nhớ có một lần mất điện, tao đứng giữa sân chửi “địt mẹ thằng thợ điện”. Quên bà mất là bố tao làm nghề ấy, thế là mẹ tao lột quần tao ra đánh cho quắn hết cả đít.
– Tao thì không có bố, chỉ có hai mẹ con chăm sóc cho nhau thôi. Lớp 1 tao đã biết nấu cám cho lợn, móc bùn bắt cua đem bán lấy tiền mua sách. Tao biết phải nấu cháo hành tía tô cho mẹ khi mẹ ốm. Mẹ gọi tao là người đàn ông mẹ yêu thương nhất trên đời…
Đến lượt thằng Lực nói, bọn mình im re. Riêng mình thì chỉ chực trào nước mắt ra sau khi nghe câu nói “tao thì không có bố”. Không khí nặng nề ấy cứ bủa vây lấy từng thằng một. Cho đến khi thằng Học nhảy lên túm vai mấy thằng và quát:
– Ôi zời nghĩ làm đéo gì nhiều. Dù thế nào thì tất cả bọn mình đã lớn bằng từng này và sắp sửa bay khỏi vòng tay gia đình để tạo lập một gia đình khác rồi. Món quà lớn nhất ông bà già để lại là những kinh nghiệm nuôi nấng con cái sau này. Chỉ cần thế thôi.
Nói xong nó cong đít lên nổ bẹp bẹp một tràng rắm. Khổ con ruồi con muỗi nào bay lởn vởn quanh đít nó lúc ấy. Thằng này đã bủm rắm thì ruồi muỗi ngộ độc khí chết hết. Bọn mình lại cười vang. Dù gì thì cũng đã đến tuổi trưởng thành. Rồi lần lượt từng thằng sẽ trở thành chỗ dựa cho một số người cả cuộc đời này. Buồn phiền như gió thoảng qua. Quá khứ đen tối thì đã ở đằng sau và chẳng quay lại được. Thế nên cách duy nhất là bước tiếp cho thật vững để không có thêm những mảng quá khứ đen tối nào nữa. Mình vui trở lại, nhảy bổ lên lưng thằng Học rồi quắp chặt bắt nó cõng về đến nhà. Mấy thằng con con cũng bắt chước mình, nhảy sổ lên lưng những thằng lớn hơn rồi thúc nhau chạy. Vừa chạy vừa chửi nhau ầm ỹ đường làng.
…
Mình về nhà vào lúc 12h trưa, nắng chói bể đầu. Bị bà tét cho mấy cái vào mông vì tội ham chơi để bà và em phải ngồi đợi cơm. Bà vừa ăn vừa nói chuyện:
– Chiều Hoàng ra nhà văn hóa không?
– Có ạ – Vi nhanh nhảu trả lời thay mình…
– Nhưng ra làm gì? – Mình hỏi…
– Hoàng quên rồi à. Nay giảng hòa cho bố mẹ Hải Li còn gì…
– À ừ.
Mình cũng không hiểu tại sao phải ra giảng hòa cho vợ chồng nhà ấy. Mà giảng hòa là giảng hòa kiểu gì. Trước bố mẹ mình nói ly hôn một phát mà ra tòa luôn. Có phải lằng nhằng nhiều đâu.
Khoảng 2h chiều, mình ngủ dậy đã thấy bà đi ra nhà văn hóa xóm. Vi thì chẳng biết chạy đâu, còn mỗi mình nằm tơ hơ giữa giường. Vớt nước rửa mặt rồi chạy vù ra ngoài cổng. Bọn trẻ đang chơi đấu cỏ gà. Mình rủ cả lũ ra nhà văn hóa hóng hớt. Bọn nó đứng dậy vuỗi đít quần đi theo ngay.
Nhà văn hóa đóng cửa, bọn mình chỉ có thể ra phía cửa sổ dòm vào xem người lớn nói gì thôi. Chú yếu là có mấy người già, người thân của hai vợ chồng, mấy người hàng xóm, và bác Hào chủ tịch xã. Hai vợ chồng trẻ thì cứ khăng khăng đòi ly hôn không cần giảng hòa gì hết, không còn cách nào cứu chữa mối quan hệ này hết. Chồng thì chê vợ đoảng, không chăm chồng chăm con tốt, hay ngồi buôn dưa lê với hàng xóm, hay đi tiệc với mấy ông đồng nghiệp cơ quan, quá nhiều tính xấu, nết không đẹp… Vợ thì chê chồng vũ phu, sống luộm thuộm bẩn thỉu, ác khẩu, vợ cứ đi đâu về là đốp ngay một câu vô văn hóa kiểu “Mày vừa đi đánh đĩ về à?”. Có lẽ cặp này hết cứu vãn thật rồi. Khi bên nhau mà không còn thông cảm được những khuyết điểm của nhau thì tình yêu cũng không còn nữa. Giảng hòa làm gì cho người ta càng thêm căm ghét nhau hơn. Mấy thằng bạn mình thì cứ thỉnh thoảng hóng hớt được câu:
– Sao chú lại nói cô ấy đi đánh đĩ? Chú sai rồi, lúc chú đi cô ấy có chửi chú là đĩ đực không?
– Sao cô không giặt rũ rồi giúp đỡ chồng mà lại kêu chú ý luộm thuộm bẩn thỉu?
– Cô chú phải nhịn đi một tí chứ, có thế thôi mà cũng gào ầm lên. Bố cháu đánh mẹ cháu mẻ cả răng lên mẹ cháu vẫn không kêu ca gì kia kìa.
– Ui zời có thế thôi mà cũng lôi nhau ra ly hôn. Vãi cả vợ chồng.
Nhưng không khí vẫn căng thẳng như thế. Mặc ai khuyên ngăn. Mình thì im lặng hóng. Chia tay mẹ đi. Sống với nhau không hạnh phúc thì cũng bằng thừa. Cho đến xế chiều thì có một bóng người quen thuộc, lách qua cửa đi vào phòng cặp vợ chồng đang ra sức đấu khẩu. Là Vi! Em dắt theo hai đứa trẻ, con của đôi nam nữ đang ra sức chửi đối phương. Đáng lẽ hai em không được phép vào do quy tắc không được để con trẻ nhìn thấy những cảnh này. Nhưng chẳng biết Vi đã dẫn chúng nó đến từ bao giờ. Mắt hai đứa bé đỏ lừ và mọng nước, nhất là bé chị. Bọn trẻ con nhìn thấy có biến, hau háu dán mắt vào khung cửa hóng xem sẽ xảy ra chuyện gì.
Mình nhìn vào khuôn mặt Vi. Em vẫn luôn có đôi mắt bình thản nhìn đời. Chẳng vui chẳng buồn. Em tách đôi tay của hai đứa trẻ ra khỏi tay em, đẩy chúng nó đến chỗ bố mẹ chúng nó rồi nói:
– Hai đứa nó đói lắm rồi. Ba ngày rồi chúng nó chưa được ăn cơm, chưa được ngủ một giấc ngủ thật sâu, quần áo chưa thay, chưa hề tắm táp. Chiều nào chúng nó cũng ra đồng bắt muồm muỗm đem về nướng ăn cho qua cơn đói.
Nói xong Vi lại lách qua khe cửa đi ra. Chỉ còn lại người lớn và trẻ nhỏ trong nhà ôm nhau khóc như điên. Đúng rồi. Mải cãi nhau đánh nhau quá chả quan tâm đến con cái. Thằng bé Hải thì cứ lả đi trong tay mẹ nó. Còn con bé chị thì cứ ôm lấy chân bố nó khóc như ri. Chẳng biết hai đứa nó buồn thật không (vì bình thường hỏi về gia đình chúng nó đều nhăn răng ra cười), hay là do Vi đã bảo chúng nó phải làm như thế thì mới giữ được bố mẹ. Thế đấy, ngày xưa ai đã quỳ trước nhà ai để xin được lấy nhau? Ai đã tuyệt thực để bố mẹ đồng ý cho tổ chức lễ cưới? Lấy được nhau thì khó mà nói bỏ một phát như không, chẳng hề để ý rằng hai bên đã ràng buộc nhau bằng những sinh linh nhỏ bé đang tồn tại.
Mình bỏ lũ trẻ ra ngồi một góc. Bây giờ mình mới hiểu những câu hỏi của Vi. Nếu một ngày kia Vi già nua và xấu xí, Vi khó tính và hay cáu gắt thì mình có còn yêu Vi không? Lúc ấy mình có còn yêu Vi không nhỉ? Tất nhiên là còn chứ. Mình đâu có yêu một thiên thần, đâu có yêu một cô gái hoàn hảo. Mà thực tế thì trên thế giới này chẳng có ai là hoàn hảo cả. Rồi mình cũng sẽ già đi, cũng sẽ không còn những gì đẹp tươi như lúc ban đầu. Nhưng người ta đâu chỉ sống bằng những vỏ bọc hào nhoáng. Chẳng phải mình vẫn yêu Vi cho dù biết em hôi nách tè khai sao? (Mình đùa đấy! *Mặt nghiêm* Có đọc được đoạn này thì đừng chửi anh Vi nhé!). Còn Vi, Vi vẫn yêu mình cho dù mình ở bẩn, chim hôi, chân thối… Tình yêu sẽ mãi tồn tại một khi trái tim này còn đủ cảm thông. Chắc chắn thế!
Lũ trẻ ngó nghiêng tìm mình. Chúng chạy ra chỗ mình thông báo tin tốt là hai vợ chồng nhà kia đã chịu về nhà tự kiểm điểm lỗi lầm của nhau. Mong là tối nay Hải và Li sẽ được ăn một bữa cơm no. Mấy thằng quỷ cứ bá vai mình lay lay, thủ thỉ:
– Nếu mai này mà bố mẹ tao cãi nhau rồi phải đi giảng hòa, mày đưa Vi về đây chơi nhé!
Mình cười. Chẳng hiểu ý của bọn nó mấy. Nhưng trong lòng cũng thấy vui vui. Có lẽ sau này ở bên Vi, cho dù mình là Vi có lầm lỗi đến đâu, chắc chắn hai đứa mình sẽ chỉ im lặng mỗi khi vấp váp, chứ không buông tay. Mình không phải là người dễ bỏ cuộc, và Vi cũng thế. Bọn trẻ lại bắt đầu cái trò đọc thơ con cóc của chúng nó. Nhưng mình thì cứ vẩn vơ với những suy nghĩ ở đâu ấy. Vi đang ngồi phía xa, trên bậc tường thấp của nhà văn hóa, cạnh bụi hoa phù dung đã tàn. Em ngồi một mình, đung đưa chân, mắt nhìn về khoảng không phía trước. Đằng sau em mặt trời sắp lặn. Muốn chạy đến bên cạnh mà ôm em vào lòng mà ngại nhiều người nên cứ để em ngồi chênh vênh như thế. Trên bậc tường thấp, trước mặt trời lặn. Không biết em đang buồn, hay đang vui. Nhưng mình biết chắc rằng, em đang hát!
Tags: Ngôn tình hiện đại, Nữ chính "trẻ con", Tâm sự bạn đọc, Truyện hài hước, Truyện Happy Ending, Truyện lãng mạn, Truyện ngôn tình, Truyện teen, Truyện Việt Nam, Tự truyện