Thỉnh thoảng, tôi vẫn bắt gặp ánh mắt mẹ đang chăm chú quan sát Phương làm bếp và thoáng mỉm cười. Nhớ ban đầu khi gặp Phương ấn tượng của mẹ là một cô gái nhanh nhẹn nhưng có gì đó hơi hoa hòe hoa sói, ăn mặc chau chuốt, quá chú ý đến hình thức, mẹ không thích. Nhưng qua nhiều lần gặp gỡ, mẹ tôi biết đó không hẳn là xấu vì đặc thù công việc của em. Phương dần đẹp lên trong mắt mẹ với những cử chỉ nhỏ nhặt không giống ai, nhưng giống mẹ! Từ chuyện “dằn mặt” Chúc lúc nấu ăn đến tỉ mẩn khêu từng cái hạt ớt vì sợ tôi loét dạ dày, cộng thêm cái tính “nồng nàn” sao y của mẹ…
Để đến được với nhau, cả tôi và Phương sẽ còn phải thay đổi nhiều – mẹ nghĩ vậy, nhưng ít nhất mẹ biết đã có người có thể chăm lo cho con trai mẹ. Với bản năng và sự tinh tế của một người làm cha mẹ, mẹ tin vào linh cảm của mình, rằng ai sẽ là người có thể tin tưởng để giao con trai mình. Tất nhiên những điều đó mẹ sẽ không nói, tôi cũng không nói, Phương sẽ đủ tinh tế để hiểu được vị trí của em.
– Nào, nâng cốc. Chúc sức khỏe!
– Thằng Cường có gì nói thì nói đi! – Mẹ khởi sướng.
– Nói gì ạ?
– Từ qua đến giờ đi chợ với ai tôi chẳng biết! – Mẹ đánh mắt sang phía Phương.
– À, vâng. Giới thiệu với em: Đây là bố mẹ anh.
– Cháu chào 2 bác ạ!
– Giới thiệu với bố mẹ: Đây là Phương, bạn gái con ạ.
– Rồi! Thế chứ – Mẹ mình gật gù – Đúng là không phải dạng vừa đâu
– Thôi cả nhà ăn đi không đói rồi.
– Tự nhiên cháu nhé, nhà quê có gì ăn nấy!
Tranh thủ lúc ăn cơm, bố mẹ cũng chỉ hỏi han được gia cảnh nhà Phương, quan điểm hôn nhân của gia đình. Kèm theo là vài câu “dìm hàng” thằng con trai, đúc rút lại là “lười, bẩn, khó dậy”
– Lúc nào thằng Cường đi học thì thỉnh thoảng cứ về đây chơi với 2 bác nhé con!
– Vâng ạ! – Phương khẽ trả lời.
Tôi nhìn thấy nét thoáng buồn trong mắt Phương khi bố mẹ nói đến chuyện ấy. Chắc bố mẹ cũng nhận ra được điều đó. Nhưng hai ông bà cũng đủ tinh tế để lái câu chuyện sang hướng khác và kéo tâm trạng của Phương lên.
– Hai đứa lần sau về từ thứ 7, sắp xếp công việc về chơi nhà lâu lâu tí.
– Vâng, cháu thì cũng nghỉ thứ 7, chỉ có anh Cường là hay phải lên trường thôi ạ.
– Tham công tiếc việc vừa thôi con ạ, bố mẹ có để cho mày đói đâu! Lương thế đủ rồi, đừng đi dạy thêm nữa.
– Con kham được, kiếm tiền còn cưới vợ chứ.
– Mày ai thèm! Phương nhỉ?
– Hihihi…
– Chiều hai đứa định mấy giờ đi?
– Chưa ăn xong bố mẹ đã đuổi con đi rồi!
– Bố nhà anh! Tôi hỏi để còn chuẩn bị đồ cho nó tươi thôi.
– Thôi con không mang gì lên đâu! Lần nào lên cũng như đi buôn.
– Mày không cần thì mẹ cho cái Phương. Chiều hai bác cháu mình sang hàng xóm lấy mấy con cá chép cháu ạ, nhà mình toàn cá li ti ăn chả bõ dính răng.
Ăn cơm xong, tôi nảy ra ý định đưa Phương lên trường cấp 2 của mình chơi. Ra trường lâu quá rồi mà chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện quay lại đây thăm thú, nhớ hồi cấp 3 chỉ hẹn hò bạn bè về, lên trường tặng thầy cô bó hoa rồi cả lũ lại đi tụ tập ăn uống.
Trường vắng tanh, Chủ nhật nên chẳng có ai cả. Bác bảo vệ cũng là người mới, nhìn mình với ánh mắt nghi ngờ. Nằn nì mãi, đưa cả CMT ra thì cũng vào được trường cũ dạo một lát với điều kiện không được hái hoa, bẻ cành.
Trường tôi vẫn thế, chẳng có gì thay đổi. Có lẽ chỉ là trường làng, lại là cấp 2 nên chẳng bao giờ được đầu tư gì cho lắm. Lang thang qua những dãy nhà, ngó lom lom vào từng lớp, chỉ cho Phương thấy chỗ ngày xưa tôi từng ngồi, cái bục giảng trơ gạch ngày ngày thầy cô vẫn đứng, cái cột cờ cứ vài tuần một lần lại thấy cái mặt tôi xuất hiện đứng bên cạnh lũ bạn giặc.
Đúng là chỉ có khi đánh mất cái gì đó hoặc không còn gắn bó với nó nữa thì mới thấy thấm thía những ngày tháng đã qua. Tôi lặng đi, nhớ thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những trò nghịch ngợm, nhớ những ngày hè nóng nực rủ nhau tắm sông suýt chết đuối mấy lần…
Phương im lặng đi bên cạnh, hai đứa khoác tay lang thang dưới những tán lá me, lá bàng… Em bật cười thích thú khi tôi khoa chân múa tay kể về những lần ăn trộm, những lần bị phạt trực nhật, rồi có khi hét ầm lên đấm tôi thùm thụp lúc tôi dẫn đến cái bể nước của trường mà cứ mỗi lần ra chơi cả lũ con trai trèo lên rồi thi nhau xem thằng nào “cẩu” đi được xa nhất…
– Xưa anh có yêu bạn nào trong lớp không?
– Có chứ, trẻ con mà. 2 Đứa liền.
– Ghê thật! Tán gái từ bé đây.
– Nhưng mà bọn nó có thèm đâu, tại hồi đấy anh cứ hâm hấp. Trêu xong chạy biến đi.
– Anh vẫn thế mà, đã hết hâm hấp đâu! Ôi, sao mình khổ thế này! Vớ phải ngay ông hâm dở.
– Em sao? Cấp 2 có anh nào tán không?
– Đầy! Hồi ấy em để tóc dài, xinh cực!
– Thế có yêu anh nào không?
– Không! Em chẳng biết gì, cứ thấy bọn nó tặng gì là chạy thục mạng. Hihii. Mà quên! Nhắc đến quà mới nhớ! Quà tỏ tình của tôi đâu? – Phương quay sang lườm nguýt.
– Cho về quê chơi rồi còn gì!
– Xí, không có cũng chẳng sao đâu.
– Thôi đừng dỗi, anh đùa đấy, tí về anh đưa cho em nhé.
– Hí hí. Cái gì đấy Cún?
– Bí mật chứ.
– Nói đi!!!
– Không!
Cứ mải nói chuyện, 2 đưa lang thang ra khu vườn cây sau trường lúc nào không biết. Ở đây giờ toàn là xà cừ, keo tai tượng. Chẳng hiểu sao ngày xưa mấy đứa suốt ngày chui vào đây trốn tìm.
Đi mỏi quá, tôi mới tựa vào gốc cây và kéo Phương tựa vào người mình. Giờ thì em đang hoa chân múa tay, kể hết chuyện nọ chuyện kia, chỉ chỏ cây cỏ hoa lá… Bất chợt tôi ôm lấy Phương từ đằng sau thì thầm: “Cho anh hôn cái”. Chẳng đợi đồng ý, tôi từ từ xoay người nàng lại, đưa mặt lại thật gần rồi ghé sát vào môi em, Phương thẹn thùng nhắm mắt lại. Nụ hôn rất nhẹ nhàng nhưng không kém nồng nhiệt. Tay tôi bắt đầu hoạt động như được lập trình, lần mò vào trong áo Phương. Có tiếng “ư, ư” của em, nhưng ngay lập tức bị miệng tôi chặn lại. Lần mò mãi mới được gần đến nơi cần đến, thì bỗng Phương gạt mạnh tay ra, nhìn tôi với ánh mắt gườm gườm. Bao nhiêu cảm xúc tụt hết xuống đến tận gót chân.
– Giỏi! Ghê thật. Cái tay. Tay nào vừa nghịch bậy?
– Làm sao? Của tôi mà!
– Cái gì mà của tôi?
– Đây này! – Tôi chọc chọc vào ngực Phương.
– Này! Cái tay!
– Hì hì – Tôi cười giả lả, rồi cứ thế ôm Phương chặt vào lòng, đứng như vậy thật là lâu. Những lúc như vậy mới thấy chỉ cần có em bên cạnh để ôm ấp, vuốt ve, nó đáng giá hơn nhiều là những thứ nhục dục kia. Nhưng đàn ông mà, mấy ai kiềm chế được khi bên cạnh là người mình yêu.
– Ghê thật! Kinh nghiệm đầy mình có khác – Phương thì thầm bên tai.
– Em có sợ anh không? Khi anh đã có những tiếp xúc như thế với người khác.
– Có! Em không thích! Em ghét anh! Sao anh dám làm thế với người khác trước em hả? – Vừa nói Phương vừa đấm vào lưng tôi. Đấm chán thì nàng chuyển sang giọng thẽ thọt.
– Nhưng mà, em là người cuối cùng, nên không sao. Hhihi. Cũng như anh ý.
– Cái gì? Em cũng để cho thằng nào sờ rồi?
– Anh bị hâm hả! Thằng nào sờ? Em cắn chết – vừa nói vừa thị phạm luôn, ngoạm luôn một miếng vào vai tôi, may mà chỉ là trả vờ.
– Mà đàn ông các anh ích kỷ thật! Mình yêu bao nhiêu đứa không sao, thế mà lại ghen với quá khứ của người yêu.
– Em không ghen chắc!
– Không! Chẳng bao giờ. Cái gì qua là qua. Chỉ khi nào anh còn lằng nhằng với tình cũ thì em chẳng tha.
– Con gái con đứa, vừa phải thôi chứ, động tí là xù lên xấu lắm.
– Em không biết đâu! Lúc ấy em không kiềm chế được. Anh biết vì sao không?
– Sao?
– Vì phụ nữ là giống ích kỷ nhất.
Những điều Phương nói nghe có vẻ ghê gớm, nhưng tôi biết sẽ chẳng bao giờ có thật, đơn giản vì tôi chẳng bao giờ để nó xảy ra cả. Tận trong lòng, tôi thấy mình hạnh phúc, vì tôi biết với Phương tôi quan trọng thế nào. Từ bao giờ, tôi cũng biết mình đang có ai, biết người bên cạnh quan trọng với mình như thế nào.
Tôi kéo Phương lại gần để hôn em. Vòng tay như siết chặt hơn. Lần này thì không còn chút phản kháng nào nữa, tay tôi lần mò đến đúng chỗ phải đến. Vì… của em khá to, lại mặc shield size vừa nên tay tôi bị shield đè vào đau nhói, nhưng mà đến được đích rồi thì bất chấp. Phương thở mạnh hơn, hai mắt nhắm nghiền, cả người thẳng đơ như khúc gỗ… Được một lúc thì nàng gạt tay tôi ra, nhưng lần này em nhìn tôi cười e thẹn. Khẽ nâng cầm Phương lên, tôi nhìn thẳng vào mắt em, vẫn đôi mắt ấy nhưng giờ đây nó dịu dàng hơn, qua đôi mắt long lanh ươn ướt kia tôi biết em đang hạnh phúc. Rồi Phương nhoài sang ôm ngang lưng tôi, tựa mặt vào ngực thì thầm.
– Cho rồi, cấm đi lung tung nữa. Lằng nhằng em giết anh!
Hai đứa còn tha thẩn, vần vò trong khu bạch đàn của trường khá lâu rồi mới về. Đúng là những thứ ấy có sức hút với đàn ông thực sự, cứ thỉnh thoảng đang đi tôi lại đè Phương vào gốc cây còn tay thì… Phương dần cũng dạn dĩ hơn, không còn phản kháng hay thở dốc nữa. Trên đường về em cứ chốc chốc lại đấm, rồi cấu, rồi véo vì cái tội cho tay đi du lịch hơi xa của tôi.
– Đau ơi là đau.
– Anh xin lỗi.
– Lỗi cái gì! Lần sau không cho nữa.
– Lần sau anh sẽ dùng giữ gìn hơn nhé.
– Không cho nữa. Để dành cho con!
– Tính xa thế!
– Ý anh là sao!!! – Phương nhoài người lên ghé miệng sát vào tai tôi, nhả từng chữ từng chữ một, gió rít qua kẽ răng, nghe như ở cõi nào vọng về.
– Đâu. Anh có ý gì đâu? – Toàn thân lạnh toát.
– Chạy làng phải không?
– Ôi dào ơi, nó phải được đến Z rồi mới gọi là chạy làng cô nương ạ. Đây mới đến T thôi.
– T là cái gì?
– Phiên âm nó sang tiếng Anh khác biết…
– Anh! Anh nham nhở thế hả!!! Chưa thấy ông thầy giáo nào như anh đâu!
Hai đứa về đến nhà đã gần 3h. Bố mẹ lập tức “đuổi” lên trường không sợ đi trời tối. Mẹ lôi tuột Phương đi “thu gom” thực phẩm, trước khi đi còn kịp ném cho tôi 1 cái lườm sắc như dao:
– Bảo về sớm để 2 bác cháu đi chợ mà lang thang giờ này mới về. Mày chỉ giỏi chân đi chơi!
– Thôi, nó không về thì cứ trách, nó về rồi thì động tí là mắng mỏ nó! – Đồng minh phe ta đã lên tiếng.
– Bố con anh thì một phe rồi, tôi ở nhà này là cái gì đâu, biết bao giờ mới có phe đây!
Ở nhà còn lại hai bố con, ông cụ lại quay về dặn dò những điều mà lần nào về tôi cũng nghe. Loanh quanh chỉ có dạy dỗ, thái độ, cẩn thận đường xá… nhưng tôi vẫn ngồi im nghe. Nhiều khi vẫn là những câu ấy, nhưng nếu ông bà không nhắc đi nhắc lại có khi lại thấy không yên tâm, sợ thiếu trách nhiệm, sợ con nó quên. Tôi hiểu vậy nên chẳng bao giờ than “biết rồi” như những đứa khác. Lần này, ngoài những nội dung cũ ấy, tôi còn biết bố mẹ suy nghĩ tiên tiến hơn cả tụi trẻ chúng tôi nữa.
– Hai đứa có gì chưa?
– Gì ạ? Chưa, bọn con vừa mới mà.
– Uhmm, có gì thì cứ bàn với bố mẹ.
– Còn xa lắm bố, con còn đi học. Giả sử có bầu rồi thì con sao đi được nữa!
…
Đang nói chuyện với bố thì nghe thấy điện thoại của Phương trong túi kêu inh hỏi, tôi rút ra thấy “My MOM is calling”. Tôi không nghe, lẳng lặng ấn nút silence rồi cất lại vào túi. Lòng băn khoăn không biết Phương có nói cho bố mẹ biết là ở nhà tôi không nữa? Mà tôi cũng đâu để cho Phương xin phép bố mẹ đâu, cứ thế lôi tuột em đi trong đêm.
Mẹ với Phương về, đúng như tôi dự đoán: Rau, củ, quả, mấy con cá còn giãy đành đạch, mấy con gà thịt sẵn. Lần nào lên cũng nhét đầy tủ lạnh xong chẳng nấu, thiu thối lại tự thân đi dọn. May quá là giờ đã có osin kiêm bảo mẫu Xuân Phương nên không phải lo nữa.
Đưa điện thoại cho Phương, tôi chằng chịt đồ đạc vào xe rồi quay vào nhà chuẩn đồ bị để đi còn em chạy ra cổng gọi lại cho mẹ.
Lúc quay ra đến nơi thấy Phương đang thẫn thờ đứng vân vê cái điện thoại. Tôi lại gần vỗ vai, em giật mình quay lại, rồi hình như chỉ chờ có thế, Phương nhìn tôi mắt ngân ngấn nước, miệng bẹp ra, giọng ngay lập tức méo hẳn đi.
– Sao thế em?
– Mẹ mắng em! – sụt sịt…
– Mắng sao?
– Mẹ bảo con gái mà dễ dãi, mẹ không chấp nhận, bắt về nhà ngay!
…
– Con đang ở đâu? Bố mẹ lên không thấy?
– Con đang ở nhà bạn ạ.
– Bạn nào?
– Bạn… con.
– Cường phải không?
– Vâng…
– Ai cho phép mày đi? Mày xin phép bố mẹ mày chưa mà dám tự ý xuống nhà người ta hả? Về nhà ngay!
– Vâng.
Đó là nội dung cuộc điện thoại của Phương và mẹ.
…
Hai đứa đưa nhau lên trường trong tâm trạng không vui vẻ gì. Rõ ràng trong chuyện này thì tôi và Phương là người có lỗi, khi đưa nhau về nhà mà không được sự cho phép của gia đình Phương. Chúng tôi có thể giải thích hay biện bạch rằng đó chỉ là về nhà bạn chơi vô tư, nhưng sẽ chẳng ai tin, thậm chí còn làm tình hình tệ hơn. Qua một chút ít thông tin cũng như cách nói chuyện, tôi biết rằng gia đình Phương không có ấn tượng ban đầu tốt với mình. Từng ấy năm ra đời không phải là nhiều, nhưng cũng đủ để tôi biết cái ấn tượng ban đầu với một người quan trọng như thế nào? Nhiều khi nó còn quan trọng hơn cả khả năng lẫn vị trí của người đối diện.
– Em sợ không?
– Có. Mẹ nghiêm khắc lắm.
– Lỗi là tại anh, anh sẽ xin lỗi bố mẹ.
– Mình đã có gì chính thức đâu, em chỉ về nhà anh chơi thôi mà, mẹ quá đáng!
– Em đừng nói thế! Nói vậy bố mẹ càng bực hơn. Giờ còn chơi bời gì nữa!
– Anh sợ không?
– Sợ gì! Cùng lắm là bố mẹ đánh anh là cùng chứ gì! Anh ăn đòn quen rồi.
– Vớ vẩn.
Tôi cảm nhận rõ Phương sợ mẹ trong cách nói chuyện của em. Thiên kim tiểu thư không có nghĩa là muốn gì được nấy như mọi người vẫn tưởng, ngược lại Phương được yêu chiều theo cách của một gia đình gia giáo, bao bọc đi đôi với huấn luyện, dạy dỗ đi cùng với cứng rắn. Có lẽ vì thế mà tôi biết rằng, khi ở nhà Phương sẽ là một người vợ đảm, một người mẹ dịu dàng, nhưng bước chân ra khỏi cửa em không hề hiền lành một chút nào. Cũng từ Phương, tôi biết thêm được một người phụ nữ nữa, người khả dĩ trở thành nhạc mẫu của mình – cũng không phải là một người hiền lành.
– Anh! Nếu bố mẹ cấm mình yêu nhau thì sao?
– lý do gì? Em đừng nói rằng không môn đăng hộ đối nhé!
– Không phải thế! Nhà em cũng như nhà anh thôi, nhưng…
– Có chuyện gì em còn giấu anh à?
– …
– Bố mẹ muốn em về quê làm, lấy chồng gần nhà.
– Sao bây giờ em mới nói với anh!?
– Thì giờ này hôm qua vẫn còn “ông ông – tôi tôi” thì nói lúc nào?
– Thế đầu đuôi thế nào em kể đi.
– Bố có một người bạn thân, em gọi là bố nuôi. Bố nuôi có anh Linh, anh Linh có bạn là anh Huy.
– Vậy cả 2 anh đều yêu em?
– Sao anh biết?
– Em kể tiếp đi.
– Anh Linh thì làm ở Bảo hiểm xã hôi, anh Huy thì làm giảng viên trường Cao đẳng ở quê.
Ờ, lại giảng viên, dí buồi cái thằng GV, chẳng lẽ lại một thằng GV nữa à?
– Thế bố mẹ bắt em cưới thằng nào?
– Bố mẹ không bắt em cưới ai cả, đó là quyền của em, bố mẹ chỉ muốn em lấy chồng gần nhà thôi.
– Thế em thích lấy anh nào hơn?
– Thích lấy anh Cường hơn.
– Không có đùa!
– Anh mới đùa ý! Anh bị điên hả?
– Hì hì. Anh đùa thôi.
Nói cứng vậy để động viên Phương, nhưng trong lòng tôi không khỏi dậy sóng. Nhiều khi tôi tự hỏi tại sao mình lại hay va vấp vậy trên đường yêu đương đến thế? Lại một ông giảng viên nữa! Chả lẽ kiếp trước tôi có thù sát thân với các thầy đồ hay sao mà bây giờ toàn gặp kỳ đà là giáo viên thế này?
Nếu nói tôi sợ họ thì thực sự không phải! Tôi tự tin vào bản thân và những gì đã làm được, nó không hơn ai nhưng đủ để tôi ngồi thẳng lưng nói chuyện với những người đồng trang lứa. Nhưng, tôi sợ, rất sợ, vì nó lặp lại, nó gợi lại nỗi đau đã lên da non trong mình. Có những nỗi đau được chôn chặt, được xoa dịu bằng thời gian, không có nghĩa là người ta không còn biết đau mỗi khi nghĩ về nó, một ngày, hai ngày, hay vài mươi năm thì cái cảm giác đau đớn ấy vẫn còn nguyên. Cũng là người mình từng yêu thương hơn bản thân, cũng cha mẹ cấm cản giằng em khỏi tay mình và đặt vào tay người khác, giờ đây mọi thứ lại lặp lại?
Tim tôi chợt quặn thắt, trong đầu mường tượng ra cái cảnh một ngày nào đó người ta lại cướp Phương của tôi đi mất, tôi lại chứng kiến cảnh em rạng rỡ bên người thương trong khi em đã từng ở trong vòng tay mình? Nước mắt tôi rơi lã chã, tay tôi siết chặt lấy tay Phương. Tôi chẳng sợ gì giờ phút này, ngoài nỗi sợ mất đi em, mất đi cái thứ hạnh phúc còn chưa viết nên tên.
– Em đừng sợ nhé. Anh không để ai cướp em đâu!
– Hì hì. Ai cướp được em! Chỉ trừ khi anh đồng ý, không thì em sẽ chẳng lấy ai cả.
– Vớ vẩn. Em lấy ai lại phải đợi anh đồng ý.
– Em đã trốn họ được mấy năm, cố thêm mấy năm nữa, anh nhỉ?
– Sao em không nói thẳng với họ?
– Đâu có phải không đâu! Nhưng các anh ấy vẫn quan tâm mà không đòi hỏi gì. Nhiều khi em thấy mình có lỗi lắm.
– Em không dứt khoát mới là có lỗi.
– Họ đều là bạn bè từ lâu, bố a Linh lại là bố nuôi em, anh bảo làm sao em nói nặng được?
Tôi không thể hiểu rõ nội tình của gia đình Phương, cũng như mối quan hệ giữa Phương với 2 người kia, đơn giản vì tôi và Phương vừa mới là người yêu chưa được một ngày! Tôi chỉ có thể phán đoán dựa vào những gì em nói, và vào sự tin tưởng của tôi dành cho em. Phương chắc chắn không yêu 2 người kia, vậy thì họ cố gắng để làm gì? Họ đang bám víu vào cái gì mà không bỏ cuộc nếu không phải là sự hậu thuẫn của bố mẹ Phương?
Bố mẹ Phương chưa biết chuyện của tôi và Phương, có chăng chỉ là những suy đoán. Nhưng với những người từng trải và làm cha mẹ, họ thừa tinh tường để biết con gái mình yêu ai. Vì thế họ sẽ càng “hỗ trợ” mạnh mẽ cho 2 người kia để kéo Phương về phía mình? Nghĩ đến đây tôi bật cười, chẳng lẽ bố mẹ Phương lại giống bố mẹ Mai? Không cần biết con gái yêu ai, chỉ cần biết kéo con gái về bên mình càng gần càng tốt? Một bên là môn đăng hộ đối, còn bên này là giữ con gái ở gần mình?!
Tôi vẫn hy vọng rằng, những cảm nhận của mình là sai. Tôi không muốn gặp lại một bố mẹ Mai thứ 2!
– Con chào bố mẹ!
– Cháu chào 2 bác ạ!
– Vào nhà đi – mẹ Phương đứng sẵn ở cửa chờ 2 đứa.
Tôi bước theo Phương và mẹ em vào nhà, tức thì bà quay ngoắt lại nhìn khi tôi có ý định bước vào nhà, cái nhìn soi mói và xen lẫn khó chịu như cho tôi biết ý bà “mày vào đây làm gì?”. Tôi bất ngờ vì hành động “bất lịch sự” của mẹ Phương. Chẳng lẽ cái bề ngoài của mình nó tệ hại đến mức không muốn cho vào cửa??
– Kìa, mẹ!
– Kìa, mình, cháu cứ vào đây ngồi – Bố Phương lên tiếng.
Trong đầu tôi đã nảy ra câu “xin phép” để lui bước rồi, vì có vào nhà đi chăng nữa thì cũng chỉ làm tình hình thêm tồi tệ hơn mà thôi. Nhưng tôi vẫn vào, vì tôi sợ bố mẹ Phương sẽ làm gì em! Tất cả đều là lỗi của tôi, Phương là con gái, mọi chuyện em làm đều lựa theo người yêu của em, tôi không muốn Phương bị bố mẹ đánh mắng vì mình.
– Dạ thưa hai bác.
– Thôi cháu không phải nói – mẹ Phương chặn lời…
– Mình thôi đi!
– Cháu uống nước đi – Bố Phương nói.
– Cháu tên gì?
– Dạ thưa bác cháu là Cường…
– Cháu đi làm chưa hay vẫn đi học?
– Dạ, cháu đang dạy ở trường ***
– Uhmmm…
– Dạ thưa hai bác! Cháu rất xin lỗi hai bác vì đã rủ Phương về nhà chơi mà chưa được sự cho phép của hai bác. Cháu mong hai bác tha thứ và đừng trách mắng Phương ạ, tất cả lỗi là do cháu.
– Uhmm. Ăn nói thế này bảo sao?! – Mẹ Phương dành cho tôi một cái lườm nửa mắt. Thêm một lần tôi bất ngờ về thái độ có phần hơi sỗ sàng của bác.
– Thôi đưa nhau về đến đây là được rồi. Lần sau bạn bè có đến nhà nhau chơi thì phải xin phép bố mẹ, nghe chưa Phương? – Bác quay sang Phương.
– Bạn bè 2 đứa vô tư thôi nhưng đừng để người ngoài nhìn vào người ta lại hiểu lầm không hay! Hai đứa hiểu không?
– Bố, thực ra bọn con.
– Bố hiểu, thôi để nói sau. Cháu ở lại ăn cơm với gia đình nhé?
– Thôi cháu xin phép hai bác, để lần khác ạ – rồi tôi đứng dậy và thoái lui.
Câu chuyện diễn ra chóng vánh, nhưng đủ để 4 con người hiểu nhau.
Tiễn tôi ra khỏi cửa, Phương cứ líu ríu bám vào tay, làm tôi phải làm đủ trò từ nháy mắt đến tặc lưỡi để bảo em đừng theo nữa mà Phương không chịu, hai đứa cứ như phường chèo dắt díu nhau từ nhà ra cổng trong ánh mắt tóe lửa của bố mẹ. Tâm trạng của tôi thực sự chán nản, nhưng vẫn phải nói cứng để Phương không phải suy nghĩ.
– Em xin lỗi…
– Xin lỗi gì! Em vớ vẩn…
– Bố mẹ chưa hiểu anh thôi!
– Anh biết! Cái gì chẳng cần thời gian. Đừng lo nhé! Vào nhà đi…
– Anh đừng nghĩ gì nhé!
– Nghĩ gì? Có gì phải nghĩ! Em ý, đừng nghĩ gì cả đấy.
– Anh, đưa tay đây em…
– Làm gì?
– Cứ đưa đây!
Phương nắm lấy tay tôi theo kiểu bắt tay như bussiness men với nhau, nhưng em làm bằng tay trái.
– Bắt tay! Hứa là không được bỏ nhau!
– Uhmm. Anh hứa – tôi phì cười vì trò trẻ con của Phương, nhưng những lúc thế này thì mấy cái hành động trẻ con này biết đâu lại lên thêm được tinh thần cho em.
– Được. Mà bắt tay trái à?
– Bắt tay trái, vì tay trái gần tim!
Nói xong Phương chồm lên thơm nhẹ vào má tôi. Phương không phải một con ngố để không biết ai đứng quan sát và tình hình của hai đứa ở đang ở mức độ nào, nhưng em vẫn làm, như để khẳng định điều gì đó cho bố mẹ em biết. Lúc này mắt tôi đang nhìn thẳng vào nhà, nên chẳng khó khăn gì để thấy mẹ em đã chứng kiến hết những gì hai đứa vừa làm, từ bắt tay đến hôn hít! Thêm một cái gai nữa đâm vào mắt bà!
Chia tay Phương, tôi không về nhà mà phóng thẳng ra quan rượu…
Tôi chán, thực sự chán nản. Không phải vì những thái độ hay lời nói của bố mẹ Phương, mà vì cái tình cảnh của bản thân, và thương Phương. Mỗi bậc cha mẹ có cách bảo vệ và uốn nắn con cái theo cách của họ, kể cả xù lông với những mối nguy hại cho con họ – như tôi chẳng hạn, họ nghĩ thế! Nên tôi không trách họ. Cái làm tôi suy nghĩ là những người như bố mẹ Phương, bố mẹ Mai không đặt họ vào vị trí của con cái để biết chúng muốn gì và cảm thấy ra sao. Suốt từ lúc ra khỏi nhà Phương, trong đầu tôi vẫn cứ văng vẳng câu nói “bạn bè vô tư…” Ừ, thì bạn bè vô tư!