Truyện tình ở trang web TruyệnNgônTình.net tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, với nhiều thể loại hấp dẫn. Cùng nhau đắm chìm trong cảm xúc của tình yêu nào các bạn ơi!
Truyện tình » Truyện dài - Tiểu thuyết » Bên nhau trọn đời – Cố Mạn » Phần 14

Bên nhau trọn đời – Cố Mạn

Phần 14

Lễ cưới đã định vào nửa tháng sau đó. Dĩ Thâm dự định sau lễ cưới họ sẽ dành ít thời gian nghỉ ngơi, cho nên thời gian này anh cố gắng hoàn tất công việc. Việc nào làm được thì cố làm cho xong, không kịp làm thì giao cho người khác, chương trình “Pháp luật và cuộc sống” đành từ chối không thể tiếp tục, còn công việc chuẩn bị cho lễ cưới, lên danh sách khách mời, lựa chọn khách sạn… Mọi việc đều do một mình Dĩ Thâm lo liệu. So với anh, Mặc Sênh quá ung dung nhàn hạ, thực ra việc đó có thể giao cho công ty dịch vụ hôn lễ lo liệu nhưng Dĩ Thâm thích đích thân chuẩn bị.

Đương nhiên Mặc Sênh cũng có chuyện đau đầu, chị không tìm được phù dâu.

Dĩ Văn không được, vừa qua Tết họ vội vàng đăng ký kết hôn.

Tiểu Hồng càng không được. Khi được báo về lễ cưới của Mặc Sênh, Tiểu Hồng giận dỗi trách chị đã đánh lừa cô ta, vì chuyện đó Mặc Sênh đã phải chiêu đãi cô ta mấy bữa để xoa dịu. Khi Mặc Sênh muốn Tiểu Hồng làm phù dâu cho mình, cô ta dãy nảy:

– Không được, nếu làm phù dâu nữa em mãi ế ẩm mất.

Chưa tìm được phù dâu, Mặc Sênh rất lo lắng.

Còn Tiêu Tiêu, sau khi được Dĩ Thâm cho biết tin về lễ cưới, Tiêu Tiêu lập tức gọi điện cho Mặc Sênh, bảo hai người có kết quả tốt đẹp như vậy là do công của cô ta, nhất định phải trả công cho bà mối.

Tóm lại Tiêu Tiêu cũng không muốn làm phù dâu.

Cuối cùng đã tìm được phù dâu, hoàn toàn bất ngờ.

Tối hôm đó, Dĩ Thâm nằm trên giường nghiên cứu tài liệu, anh đã ra lệnh cho Mặc Sênh không được quấy rầy anh.

Mặc Sênh nằm trên giường viết thiệp mời, chỉ cần viết ngay ngắn rõ ràng là được. Nhưng “chữ này là chữ gì?”, Dĩ Thâm viết láu quá.

Mặc Sênh ngẫm nghĩ hồi lâu…

Không thể đoán ra!

Cắn bút, “có nên hỏi Dĩ Thâm không?”. Ngẩng đầu lên thấy anh đang chăm chú đọc…

“Hình như anh bảo không được quấy rầy anh…”

“Thôi không cần hỏi, tạm thời để cái tên này lại!”

Đương nhiên, Mặc Sênh không phải là người luôn vâng lời. Học đại học, mỗi khi bị quấy rầy, Dĩ Thâm thường nghiêm mặt, thậm chí quát chị rất dữ. Mỗi lần bị mắng tuy có giận và cũng thấy tủi thân nhưng Mặc Sênh cảm thấy bình thường, sau đó chị lại chủ động làm lành. Nhưng bây giờ lại là chuyện khác.

Hôn nhân không phải chuyện đùa, chị không muốn làm anh phật ý cho nên tối kỵ làm trái lời anh. Nói thật, Mặc Sênh hơi sợ anh.

Nghĩ lại chuyện cũ, Mặc Sênh xấu hổ đỏ mặt, một Dĩ Thâm như bây giờ, trước đây chị không sao tưởng tượng ra

Nhưng chán quá… chép mãi chép mãi… Không chịu nổi, chị vớ lấy tờ giấy, viết mấy chữ:

“Dĩ Thâm, tại anh làm em bất hòa với đồng nghiệp”

Viết xong chìa cho Dĩ Thâm, như vậy không thể coi là quấy rầy anh.

Dĩ Thâm đang đọc tài liệu, cau mày liếc nhìn mấy chữ Mặc Sênh vừa chìa ra, cảm thấy tình hình nghiêm trọng liền viết hai chữ bên dưới:

“Thế nào?”

“Đào Nghị Thanh, anh biết rồi mà, bây giờ cô ấy biết anh và em trước đây quen nhau, cô ấy bực lắm, cho rằng em cố tình giấu cô ấy, nhưng tình hình của anh và em lúc đó, em có thể nói được gì?”

Dĩ Thâm dụi mắt, viết tiếp:

“ Nghiêm trọng lắm phải không?”

“Rất nghiêm trọng! Em và Nghị Thanh đã nói chuyện với nhau, em đã giải thích cho cô ấy hiểu, còn mời cô ấy làm phù dâu, cô ấy cũng đã đồng ý, nhưng Nghị Thanh bảo cô ấy sẽ không có quà mừng đâu” (tiếp đó vẽ một khuôn mặt đang khóc, rất buồn cười)

Quả nhiên rất nghiêm trọng!

Dĩ Thâm vứt mảnh giấy vào thùng rác, kéo chị vào lòng:

– Anh thấy em quá vô duyên!

Chị vùi vào ngực anh, bị anh tóm chặt eo, chị cười khanh khách, hai tay chống vào ngực anh muốn nhổm dậy. Mùi nước hoa sau khi tắm vấn vít quanh mặt anh, trong phút chốc đầu Dĩ Thâm như ngấm hơi men.

Đây là điều anh đã từng khao khát. Từ giờ trở đi bất luận thế nào anh cũng không buông!

Trước lễ cưới mấy hôm, văn phòng Luật sư Viêm Hướng Hà có một vị khách không mời mà đến.

Hôm đó Dĩ Thâm từ viện kiểm sát trở về, Mỹ Đình thấy anh nói ngay:

– Luật sư Hà, có một bà chờ anh đã lâu.

Nhìn theo tay chỉ của Mỹ Đình, Dĩ Thâm nhận ra một người quen quen. Vị khách thấy anh vội đứng lên chào một cách lịch sự. Đó chính là Bà Phương Mai, mẹ Mặc Sênh.

– Mời dùng trà – Mỹ Đình để hai tách trà lên bàn rồi lui ra.

– Cảm ơn – Bà Phương Mai lặng lẽ đưa tách trà lên miệng. Vốn là phu nhân thị trưởng, rõ ràng bà rất quen nghi lễ xã giao.

Mỹ Đình nhẹ nhàng khép cửa, phòng làm việc chìm trong yên lặng.

Bà Phương Mai ngắm nhìn người đàn ông trẻ ngồi sau bàn làm việc, lên tiếng trước:

– Lần trước vội quá, có lẽ anh đã nhớ ra tôi là ai?

– Tất nhiên – Dĩ Thâm nói với giọng thản nhiên – Triệu phu nhân!

Cách xưng hô lạnh nhạt càng khiến bà thêm hoài nghi, bà tỏ ra ôn tồn nói:

– Anh cũng không nên quá khách sáo, anh và Tiểu Sênh đã cưới nhau, anh cũng nên gọi tôi là nhạc mẫu mới phải.

Dĩ Thâm cười nhạt, không nói.

Bà Phương Mai mỉm cười:

– Nếu anh không quen có thể gọi tôi là bà Phương Mai.

– Bà Mai – Dĩ Thâm nhắc theo – Tôi rất tò mò. Bà đến đây có việc gì?

Bà Mai lại nhấp ngụm trà, thái độ có vẻ tự nhiên hơn:

– Lần trước chỉ trao đổi vài câu ngắn ngủi, Tiểu Sênh lại một mực ca ngợi anh, tôi hôm nay đến đây chẳng qua xem thưc hư thế nào. Hà luật sư không nên quá đề phòng.

– Nếu Mặc Sênh biết bà quan tâm đến cô ấy như vậy, chắc cô ấy sẽ cảm động lắm.

Bà nhìn khuôn mặt lạnh lùng của chàng trai, cười thân mật:

– Có phải anh cảm thấy tủi thay cho Mặc Sênh ?

Thái độ Dĩ Thâm vẫn lạnh lùng:

– Mặc Sênh xưa nay chưa bao giờ cảm thấy tủi thân, tại sao tôi phải làm việc đó thay cô ấy?

– Quả có thế! – Bà nhướng mày vẻ khinh thị, đoạn thở dài nói – Tiểu Sênh từ nhỏ đến giờ tôi chưa làm tròn trách nhiệm của một người mẹ đối với nó. Phần vì bận công tác, phần vì quan hệ giữa tôi và cha nó không được tốt nên không mấy quan tâm đến nó. May nó không phải đứa trẻ quá mẫn cảm, nó vẫn lớn lên khỏe mạnh.

Trước lời lẽ khẩn thiết của bà ta, Dĩ Thâm vẫn không động lòng:

– Nếu bà Mai muốn thể hiện tình mẫu tử, việc gì phải vòng vo như vậy? Bà nên nói trực tiếp với Mặc Sênh thì hơn.

Bà ta chăm chú quan sát Dĩ Thâm:

– Hình như anh có vẻ ác cảm với tôi?

– Có lẽ bà nhầm – Dĩ Thâm đáp gọn

Im lặng…

Bà Phương Mai lại nhấc tách trà lên, nhưng lại im lặng, một lúc nói tiếp:

– Tôi không biết song thân của Hà luật sư làm nghề gì, nếu có thời gian hai gia đình nên gặp nhau một lần.

– Có lẽ không thể, cha mẹ tôi đã mất từ lâu – Dĩ Thâm vẫn giọng thản nhiên.

– Quả đáng tiếc. Tôi thành thực xin lỗi – Giọng bà ta bắt đầu thiếu tự nhiên, nhưng không có vẻ ngạc nhiên, giống như bà ta đã sớm biết chuyện. Bà ta thở dài hỏi – Ông bà mất vì bệnh ư?

Dĩ Thâm tái mặt.

Thực ra mục đích chuyến đi của bà ta, Dĩ Thâm rất hiểu. Bà ấy có lẽ đã biết mình là ai, nhưng không biết anh có biết chuyện cũ hay không, cho nên mới lặn lội đến đây hỏi vòng vo thăm dò. Dĩ Thâm đương nhiên có thể giả bộ không biết, nhưng bây giờ anh thấy chán ghét kiểu thăm dò vòng vo đó.

– Bà Mai – Dĩ Thâm nói dằn từng tiếng – Vì sao phải vòng vo như vậy? Tại sao không hỏi thẳng tôi có biết đến cái chết của cha tôi là có liên can đến ngài thị trưởng Triệu Thanh Nguyên?.

Dĩ Thâm vừa dứt lời, cái mặt nạ từ bi ôn tồn của bà ta lập tức rơi xuống. Bà hấp tấp dứng dậy, mặt biến sắc:

– Nếu anh đã biết, tại sao còn cưới Tiểu Sênh, có phải để báo thù chúng tôi không? – Nhìn chằm chằm vào mặt anh, bà dằn giọng – Tôi không tin anh!

Mắt Dĩ Thâm lóe lên:

– Bà tin hay không chẳng liên quan gì đến tôi.

Bà ta sững người, đoạn dịu giọng hỏi:

– Tiểu Sênh có biết chuyện này không?

– Cô ấy không thích hợp để biết chuyện này, cũng vĩnh viễn không cần biết.

Từ lâu anh đã quyết dịnh cho dù không ở bên nhau, anh cũng không bao giờ cho Mặc Sênh biết chuyện. Chuyện này mình anh chịu đựng là đủ.

– Thực ra chuyện năm xưa chỉ là không may, không ai ngờ kết cục như vậy. – Bà Mai nói, có vẻ thực sự cảm thấy hối tiếc.

Năm xưa cái chết bất đắc kỳ tử của ông Hà khiến bà có ấn tượng sâu sắc về gia đình họ. Mười mấy năm sau, khi Mặc Sênh nhắc đến Hà Dĩ Thâm, bà cảm thấy quen quen. Khi nhìn thấy anh, bà càng hoài nghi, bà không yên tâm quyết định đi tìm hiểu. Quả nhiên ra anh chính là đứa con trai mười tuổi của nhà họ Hà năm xưa. Nhưng bà không biết đứa trẻ mười tuổi đó có biết chuyện về cái chết của cha nó hay không, cho nên mới có chuyến đi này.

Câu nói của bà Mai khiến Dĩ Thâm không muốn tranh luận nữa. Anh đứng dậy mở cửa sổ, không khí lạnh từ bên ngoài tràn vào, từ cửa sổ tầng mười nhìn ra một khoảng không bao la khoáng đạt hiện ra trước mắt Dĩ Thâm, làm vơi đi tâm trạng nặng nề do câu chuyện bà Mai gợi lại. Khi cha chết, Dĩ Thâm mới hơn mười tuổi, còn nhỏ tuy thông minh nhưng anh sao có thể hiểu được những ngoắt ngoéo phức tạp của cuộc đời.

Chỉ nhớ một hôm đi về học về thấy cha buổi sáng còn khỏe mạnh đã nằm trong bệnh viện, người đầy máu, đã tắt thở. Sau đó mẹ anh vốn khỏe mạnh cũng lâm bệnh, anh bỗng chốc trở thành đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ. May người hàng xóm, đồng thời là bạn của cha anh nhận nuôi anh. Câu chuyện bi thảm sau này lớn lên anh mới biết.

Khoảng những năm 80, cha Dĩ Thâm vay tiền ngân hàng đầu tư bất động sản, nhưng khi công trình xây dựng mới được một nửa thì ngân hàng thay đổi chính sách cho vay, vì vậy ông phải trả nợ trước thời hạn. Ông Triệu Thanh Nguyên chính là giám đốc ngân hàng thành phố Y hồi đó, giám đốc ngân hàng địa phương có quyền quyết định có thu hồi vốn cho vay hay không. Cha Dĩ Thâm sau nhiều lần tác động, cuối cùng đã khiến ông Triệu Thanh Nguyên đồng ý gian hạn cho thời gian trả nợ.

Tuy nhiên ông Triệu Thanh Nguyên chỉ hứa suông mà không có hành động cụ thể, vậy là công sức, tiền bạc của cha Dĩ Thâm coi như đổ xuống sông xuống biển. Ông vẫn phải trả nợ theo chính sách mới, công trình xây dựng của ông đành bỏ dở, chủ xây dựng và bên vật liệu đòi nợ ráo riết, trong khi chạy trốn con nợ, ông bị ngã từ trên tầng đang xây dở và chết tại chỗ. Trong khi đó, ông Triệu Thanh Nguyên vẫn ung dung thăng tiến, lên tới chức thị trưởng. Mặc dù không trực tiếp gây ra cái chết của cha Dĩ Thâm, nhưng rõ ràng ông là nguyên nhân của bi kịch này. Cô Hà mỗi khi nhìn thấy ông ta phát biểu trên truyền hình, đều chỉ tay vào tivi nói với Dĩ Thâm:

– Dĩ Thâm, chờ xem, con người này nhất định sẽ bị quả báo.

Dĩ Thâm không thể nào quên được tâm trạng của anh khi được biết Triệu Mặc Sênh là con gái của Triệu Thanh Nguyên. Sự căm hận, sự phẫn nộ, đau đớn, nực cười lẫn lộn dày vò khiến anh không thể kiềm chế, nên đã trút tất cả lên đầu Mặc Sênh. Có lẽ trong đó còn có cả chút căm ghét chính bản thân, bởi vì ngay cả lúc đó anh cũng không có ý định chia tay Mặc Sênh.

Những lời anh nói ra khi đó chính anh cũng cảm thấy đau lòng, huống hồ Mặc Sênh ? Thực tế, anh đã hối hận ngay sau đó.

Dĩ Thâm cau mày, chăm chú nhìn vào chậu hoa móng rồng màu đỏ ở ban công nhà bên cạnh. “Đúng vậy, chuyện cũ không nên khơi lại”, lúc đó anh còn trẻ, suy nghĩ không khỏi ấu trĩ, mới hơn hai mươi tuổi đầu anh không biết kiềm chế tình cảm của mình, bây giờ càng không nên đi vào vết xe cũ.

Thấy chủ nhân có ý đuổi khách, bà Phương Mai chợt nhận ra việc bà đến đây là hoàn toàn sai lầm. Nếu anh ta không có ý định báo thù, sự xuất hiện của bà chẳng phải nhắc anh ta nhớ đến chuyện cũ hay sao? Nếu anh ta có ý định báo thù, sự có mặt của bà liệu có ngăn cản được anh ta?

Nhưng dù sao bà vẫn không muốn chuyến đi vô ích. Bà trở lại vẻ ôn tồn như lúc mới đến:

– Tôi mong anh hứa với tôi một điều, mặc dù tôi không thân thiết với Tiểu Sênh, nhưng vẫn là mẹ nó.

Mãi không có câu trả lời…

Bà đến đây trong tư thế đầy kiêu hãnh, vậy mà vì Tiểu Sênh bà đã hạ mình. Bà đứng lên nói:

– Tôi đi đây.

Ra đến cửa, khi bà vừa cầm nắm đấm định mở, con người trẻ tuổi kia lại lên tiếng:

– Họ cho tôi mười năm, tôi cần Mặc Sênh cả đời! – Giọng nói chất chứa sự mệt mỏi, không quay đầu lại, anh tiếp – Tôi đầu hàng hiện thực.

Bà Phương Mai lúc đầu rất đỗi ngạc nhiên, chợt hiểu đó chính là lời hứa bà mong muốn ở anh ta. Bà quay đầu lại, cả người chàng trai bị bao phủ bởi nắng chiều hắt qua cửa sổ rộng, khuôn mặt nhìn nghiêng của anh giống như tạc đá. Bà chưa kịp nói gì thì người đó đã tiếp:

– Mặc Sênh hay suy nghĩ, chuyện này nhất định không nên cho cô ấy biết.

Văn phòng trở lại yên tĩnh, nhưng Dĩ Thâm không thể nào tiếp tục làm việc. Nhìn đồng hồ cũng sắp hết giờ làm việc, anh thu xếp tài liệu để mai làm tiếp.

Điện thoại di động trong túi đổ chuông, đó là tín hiệu tin nhắn. Chắc chắn là Mặc Sênh !

Mở máy, đúng là cô ấy: “Dĩ Thâm, hôm nay em lĩnh tiền thưởng, em mời anh đi ăn cơm, em sẽ đến chỗ anh ngay”.

Dĩ Thâm mỉm cười, trong đầu hiện ra cái vẻ đắc thắng của Mặc Sênh. Đang chuẩn bị trả lời thì điện thoại bàn réo vang. Nghe xong điện thoại lại có tin nhắn: “Sao không nhắn lại cho em? Anh không thể không mở máy. Điện thoại đáng thương, Dĩ Thâm đã vứt mày ở xó xỉnh nào rồi?”

Đúng là không có chút nhẫn nại nào cả! Dĩ Thâm bất giác lắc đầu, anh chỉ trả lời điện thoại khoảng một phút.

Anh nhanh chóng hồi âm: “Không cần lên, ở bên dưới chờ anh”.

Dĩ Thâm đứng bên cửa sổ, chờ Mặc Sênh xuất hiện. Hình như Dĩ Thâm cũng tự hỏi, vì sao anh có thể chờ lâu như vậy?

Thực ra chờ đợi và thời gian chẳng có gì liên quan đến nhau, đó là một thói quen, nó tự nảy sinh, còn anh không thể cưỡng lại.

Mặc Sênh đeo máy ảnh lủng lẳng trước ngực đã xuất hiện trong tầm mắt Dĩ Thâm. Chị đứng dưới bóng cây bên kia đường, cúi đầu bấm phím di động.

Lát sau, mẩu tin nhắn xuất hiện trong điện thoại của anh: “Dĩ Thâm em đến rồi, anh mau xuống đi, vẫn quy định cũ, em đếm đến một nghìn…”.

Chuyện ngoài lề.

Loài hoa không tên

Lúc tôi chín tuổi, anh Dĩ Thâm hàng xóm trở thành anh trai tôi.

Tôi vui lắm, sán đến bên mẹ hỏi: “Mẹ, từ này anh Dĩ Thâm sẽ ở nhà mình không về nhà anh ấy nữa phải không?”

Mẹ ôm tôi vào lòng, nói: “Đúng đấy, Dĩ Văn có thích không?”

“Thích” Tôi gật đầu lia lịa để chứng tở tôi rất vui, nhưng không hiểu sao trông mặt mẹ rất buồn.

Có một anh trai như Dĩ Thâm thật đáng tự hào, làm cho mấy đứa bạn gái phát ghen. Lại còn được cả thầy giáo chú ý đến. Vừa vào năm học mới, thầy giáo nhìn vào danh sách hỏi tôi: “Em quen Hà Dĩ Thâm phải không?”

Tôi gật đầu: “Vâng, anh ấy là anh trai em.”

“Ra vậy,” Thầy giáo cười: “Thầy cũng dạy anh ấy lớp bảy, xem ra thầy rất có duyên với hai anh em.”

Thầy giáo cười nói vui: “Vậy học kì này em làm lớp trưởng nhé. Anh giỏi chắc em cũng giỏi.”

Dần dần bọn con gái trong lớp tôi đều biết tôi là em gái của “Hà Dĩ Thâm”, có đứa còn lân la hỏi dò: “Dĩ Văn, anh ấy có nói với cậu anh ấy thích ai không?”

“Không” Dĩ Văn thẳng thừng trả lời.

“Này, Dĩ Văn, cậu biết không, Doãn Lệ Mai ở lớp trên thích anh cậu đấy.”

Hình như bọn họ rất thích chủ đề ai thích ai. Thậm chí có mấy đứa trong lớp với mấy chị lớp trên tiết lộ bí mật với tôi: “Cô nọ cô kia thích anh cậu…”, mà đối tượng thích Dĩ Thâm liên tục thay đổi.

Trong trường đúng là có rất nhiều cô thích Dĩ Thâm nhưng hình như anh ấy không quan tâm đến chuyện đó.

Có lúc sau khi Dĩ Thâm giảng bài cho tôi, tôi cố ý dò hỏi: “Dĩ Thâm, anh có thích ai không? Lớp em có nhiều đứa thích anh lắm.”

“Không.” Dĩ Thâm trả lời dứt khoát, rồi lại cắm cúi làm bài, không hề tỏ ra tò mò muốn biết ai thích mình.

Buổi chiều hôm đó, nhìn khuôn mặt nghiêng rất đẹp của Dĩ Thâm cúi xuống trang vở, trong lòng tôi có một cảm giác rất lạ, cảm thấy một niềm vui xốn xang.

Khi tôi vào lớp mười một thì Dĩ Thâm đỗ vào trường đại học C và chuyển đến học ở thành phố A, là nơi đối với tôi lúc đó rất xa xôi.

Tôi không quen trong nhà không có Dĩ Thâm, hình như cảm thấy rất trống vắng, lúc ăn cơm mẹ tôi vẫn quen xới bốn bát cơm, ròi nghĩ ra Dĩ Thâm đã xa nhà, mới đổ cơm vào nồi.

Tôi vẫn cảm thấ rất vuồn, ngay bên bàn ăn tôi dã thề: “Con cũng thi trường C.”

Bố tôi cười khen: “Dĩ Văn giỏi lắm, rất có chí.”

Nhưng chỉ có ý chí thì không đủ, mặc dù tôi học cũng khá, nhưng không đủ trình độ thi vào trường C, cố gắng một năm nữa e cũng không được. Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định thi trường đại hoc N.

Khi tôi gọi điện thông báo tôi sẽ thi vào trường N, Dĩ Thâm ngạc nhiên: “Dĩ Văn, em có thể một trường khá hơn.”.

Nhưng không có trường nào khá hơn mà gần trường anh nhất- tôi nghĩ.

Khi nhận được giấy báo nhập học của trường N, tôi mới biết thế nào là “người tính không bằng trời tính”. Trường đại học cảu tôi đang xây dựng lại nên phải phân chia học ở nhiều địa điểm. Khoa tôi học ở một địa điểm cách trường Dĩ Thâm hơn hai giờ đi xe bus.

Vậy là chỉ đến hè mới được gặp nhau.

Vào dịp hè năm thứ nhất tôi quen Mặc Sênh.

Tôi bỗng nhớ hôm đó, tôi cùng Dĩ Thâm ra phố mua đồ.

Sắp đến tết đường phố rất đông người qua lại, nhưng tôi nghe rất rõ có người gọi tên Dĩ Thâm, quay đầu lại tôi thấy một cô gai băng qua đường.

Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Mặc Sênh. Người mà sau này cả đời quấn quit bên Dĩ Thâm.

Lúc đó ấn tượng đầu tiên về cô ấy là sự xù xì.

Một cô gái xù xì.

Chiếc mũ nhung màu trắng, cổ quàng khăn quàng bằng len thô cũng màu trắng, chỉ để không đôi mắt đén rất to, đồng tử lấp lánh, vừa linh hoạt, vừa đáng yêu.

Trông cô ta như một quả cầu bằng bông xù xù khoác tay Dĩ Thâm, líu lo như chim: “Dĩ Thâm, em biết nhất định sẽ gặp anh. Em biết mà.”

Cô ta bám chặt cánh tay Dĩ Thâm, ríu rít một hồi, mới phát hiện có tôi bên cạnh, đột nhiên im bặt nghị hoặc nhìn tôi rồi lại nhìn Dĩ Thâm.

Dĩ Thâm vội giải thích: “Đây là em gái tôi, Hà Dĩ Văn.”

Tôi nhớ trước đây lúc ra phố, chúng tôi cũng nhiều lần gặp mặt bạn gái cùng lớp với Dĩ Thâm, họ đều nhiệt tình giữ chúng tôi lại, nheo mắt nhìn tôi: “Dĩ Thâm, bạn gái phải không?”

Thấy Dĩ Thâm có vẻ phật ý, họ không dám đùa nữa.

Chưa bao giờ thấy Dĩ Thâm vội thanh minh như thế.

Cô ấy nghe vậy cười tít mắt nhìn tôi, có vẻ hơi nịnh bợ: “Chào em chị là Mặc Sênh, là bạn gái anh trai em.”

Tôi choáng váng không biết làm gì, đứng ngây nhìn cô ấy.

Hình như thái độ của tôi làm cô ấy sợ, nhưng không biết làm thế nào, lại quay sang nhìn Dĩ Thâm.

Dĩ Thâm vội kéo tay cô ấy nói gay gắt: “Vừa rồi em lại không nhìn đường, tại sao sắp đèn đỏ mà vẫn sang đường?”

Bi mắng cô ấy có vẻ mất hứng, cúi đầu đá viên sỏi ở trên đường: “Em vui quá nên quên mất, không ngời lại gặp được anh. Anh không cho em số điện thoại gia đình, em đành lang thang trên phố, hy vọng gặp may. Em đã đi mấy ngày rồi”

Giọng cô ấy mỗi lúc một nhỏ, bỗng đá vào chân Dĩ Thâm một cái, đoạn quay người bỏ chạy: “Em đi đây.”

Dĩ Thâm có lẽ bị bất ngờ, đứng ngây ra, đến khi tôi đến kéo tay anh ấy: “Đi thôi Dĩ Thâm.”

Vừa đi được mấy bước bỗng Dĩ Thâm quay đầu lại, tôi cũng quay đầu nhìn theo, thấy cô ấy đứng đằng xa nhìn chúng tôi chằm chằm. Thấy chúng tôi nhìn, cô ta luống cuống quay người bỏ chạy.

Tôi thấy Dĩ Thâm ngẩn người trong giây lát, ánh mắt có vẻ gì đó mà tôi chưa từng thấy.

Anh ấy trao cái túi trong tay cho tôi nói: “Dĩ Văn, chờ anh một lát nhé.”

Không chờ tôi trả lời Dĩ Thâm chạy về phía cô gái.

Hình như Dĩ Thâm chỉ đi khoảng mười phút nhưng tôi thấy rất lâu.

Khi anh ấy quay lại tôi làm như vô tình hỏi: “Dĩ Thâm, trước đây anh đã nói không yêu khi còn đi học kia mà.”

“À.”

“Nhưng…”

Thái độ vừa rồi của Dĩ Thâm rõ ràng anh ấy đã công nhận.

“Đấy là do anh…” Dĩ Thâm thở dài: “Cô ấy bám anh dưc quá.”

Trước đay không ít cô gái bám theo Dĩ Thâm, có lẽ cô này bám dữ nhất. Nghĩ như vậy giống như đã tìm được cái cớ, ấn tượng của tôi về cô ây cũng xấu đi.

Nhiều năm sau nhớ lại cảnh tượng hôm đó, tôi nghĩ mình bỏ qua rất nhiều chi tiết, như cử chỉ, ánh mắt lời nói của Dĩ Thâm lúc đó. Hoàn toàn không bình thường.

Nhưngx ngày tháng đó thật là vui. Khai giảng năm thứ hai, nhà trường thông báo cho chúng tôi một tin vui, chỉ có điều sai khi toio biết tin Dĩ Thâm đã có người yêu, không biết đó còn là tin vui với tôi hay không.

Trường tôi cuối cùng đã trở về địa điểm cũ, trường lớp mới tinh, chỉ cách trường Dĩ Thâm một con đường.

Còn tôi và Mặc Sênh cũng trỏe thành “bạn tốt” của nhau theo cách nói của cô ấy.

Khi ba tháng chúng tôi đi cùng nhau. Mặc Sênh bao giờ cũng một tay nắm tay tôi, tay kia kéo tay Dĩ Thâm: “Dĩ Thâm, anh đi chậm thôi, Dĩ Văn không theo kịp.”

Dĩ Thâm cau có: “Nếu em không kéo tay, có khi Dĩ Văn sẽ đi nhanh hơn.”

Sau đó cô ấy quay đầu nhìn tôi vẻ tội nghiệp: “Dĩ Văn sao em dịu dàng như vậy, mad anh trai em dữ thế. Hai an hem tính tình chẳng giống nhau tí nào, mặt mũi cũng không, có phải một người giống bố một người giống mẹ không?’

Tôi nhìn Dĩ Thâm có vẻ dò hỏi. Nét mặt anh ấy hơi thiếu tự nhiên, nhưng lập tức trở lại bình thường.

Dĩ Thâm chưa bao giờ kể cho cô ấy chuyện gia đình! Tôi lập tức đoán ra, một niềm vui vô cớ trào lên trong tôi.

Đây là bí mật chỉ mình tôi biết.

Dần dần không biết tại sao, càng ngày tôi càng thân thiết với cô ấy. Mặc Sênh cũng bắt đầu thích rủ tôi đi phố, khi gọi điện cho tôi, câu phàn nàn về Dĩ Thâm thường là: “Dĩ Thâm ngốc lắm, không biết đâu.”

Hôm sinh nhật tôi, Mặc Sênh muốn tặng tôi một cái bánh gato, nên đã kéo tôi đến hiệu bánh sinh nhật hỏi toi thích bánh gato loại nào, tôi nói thích bánh ga tô có mùi sô cô la.

Mặc Sênh cười giòn tan: “Mình cũng thích socola. Dĩ Văn chúng mình rất hợp nhau?”

Hợp cái gì, chẳng qua tôi thấy cô ấy luôn đưa mắt về phía bánh gato socola mà thôi.

Mặc Sênh đối xủ với tôi quả là rất tốt.

Nhiều lúc tôi là cứu tinh của cô ấy.

Ví dụ như bây giờ.

“Dĩ Văn, thảm quá, tiếng Anh của chị chỉ được 4,5 điểm.” Trong điện thoại một giọng nói thiểu não.

Tôi an ủi cô ấy, nhưng trong lòng cảm thấy rất đắc í. Bao nhiêu cô gái giỏi tiếng Anh theo đuổi Dĩ Thâm tại sao anh ấy lại chọn Mặc Sênh ?

“Hết đời rồi! Nhất định Dĩ Thâm sẽ mắng chị.”

Mặc Sênh có vẻ hoảng sợ thật sự.

Bỏ cô mới phải!

Trong đầu tôi hiện lên í nghĩ đó, sau đó tôi thấy sợ chính mình,sao tôi lại có í nghĩ độc ác như vậy?

“Em thi được mấy điểm?” Cô ấy hỏi.

“Tám điểm rưỡi.”

“Tám điểm rưỡi.” Cô ấy nhắc lại vẻ thán phục.

“Giỏi quá, vậy là em đạt tiêu chuẩn học sinh giỏi rồi. Dĩ Văn giỏi quá!”

Đột nhiên cô ấy chuyển giọng vui vẻ: “À, Dĩ Thâm cũng vừa đoạt giải nhất môn tiếng Anh, tối nay chúng mình đi ăn, chúc mừng chiến thắng của hai an hem, tỉ số hai một, chúng ta sẽ thắng.” Vẻ chán nản thi trượt vừa rồi đã bay biến.

Buổi tối ăn cơm, Dĩ Thâm mặt nhăn nhó, không hề có vẻ vui mừng của người đạt giait nhất. Tôi hiểu tâm tư của anh ấy, tiếng Anh của Mặc Sênh là do anh ấy kèm, bây giờ cô ây thi không đỗ, Dĩ Thâm vốn theo chủ nghĩa hoàn mĩ, cho nên anh ấy còn buồn hơn cả Mặc Sênh.

Đương nhiên, tôi cũng bênh vực cho Mặc Sênh, nào là môn này khó, nào là khối lượng người cũng bị thi lại, mặc dù bản thân tôi cũng không cho là vậy.

Đợi Dĩ Thâm dịu đi ít nhiều, Mặc Sênh mới dám nhỏ nhẹ phàn nàn: “Tiếng Anh thật đáng ghét, trật tự chẳng ra gì, đằng nào sau này mình cũng không ra nước ngoài, việc gì phải học nó cho mệt…”

Mấy năm sau, nghĩ tới câu nói này của Mặc Sênh, tôi ảm thấy cuộc đời quả là bất trắc, chẳng có điều gì có thể nói trước được.

Ăn cơm xong, đi dạo một lát tôi về trước, lúc sắp ra khỏi trường Dĩ Thâm, tôi mới sực nhớ ra cuốn sách Dĩ Thâm mượn giúp, tôi để trong túi xách của Mặc Sênh. Ngày mai lên lớp tôi cần cuốn sách đó, vậy là tôi đành quay trở lại lấy.

Vườn trường là nơi hẹn hò của các cặp tình nhân, mặc dù tôi đã biết nhưng khi nhìn thấy trên ghế đá, dưới tán cây từng cặp từng cặp quán chặt nhau, ôm hôn rất tự nhiên, tôi vẫn không khỏi giật mình.

Rất ngại đi ngang qua chỗ họ, tôi rẽ vào con đường nhỏ.

Con đường này yên tĩnh hơn nhiều, đi một đoạn tôi bắt đầu thây hối hận tại sao minh flaij đi vào con đường vắng thế này, đành cúi đầu cắm cúi đi, mong qua vườn cho nhanh. Tuy nhiên khi đi ngang qua mấy phiến đá ven cái hồ nhỏ, tôi ngoảnh đầu nhìn lại lần nữa.

Dưới ánh trăng mờ, Dĩ Thâm đang ôm cô ta, cô ta ngồi trên đùi anh ấy, anh ấy hôn cô ta.

Đêm hôm đó tôi nằm mơ thấy Dĩ Thâm

Những chi tiết vụn văt không liên kết với nhau, cái cầu lúc nhỏ chúng tôi thường đi học qua, tôi và Dĩ Thâm trốn dưới gầm cầu, sau đó là cảnh ở nhà, buổi chiều yên tĩnh, nàh vắng vẻ, Dĩ Thâm mắt nhắm nghe băng tiếng Anh, tôi định hỏi bài, thấy vậy không dam quấy rầy, đành đứng ngoài cửa nhìn anh rất lâu…

Cuối cùng tôi thấy mình đứng trong vườn trường, thấy Mặc Sênh ngồi trong lòng Dĩ Thâm, gục đầu vào ngực anh, hai tay mân mê nghịch tay anh ấy, Dĩ Thâm cứ để yên, hai người im lặng bên nhau. Dĩ Thâm ôm cô ấy vào lòng cúi đầu hôn cô ấy.

Tags: , ,

Bình luận

Có thể bạn cũng muốn đọc

Thể loại

Top 10 truyện hay nhất